Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Thăng ma (升麻)

- Tên và nguồn gốc -
 + Tên thuốc: Thăng ma (Xuất xứ: Bản kinh). + Tên khác: Chu thăng ma (周升麻), Chu ma (周麻). Kê cốt thăng ma (鸡骨升麻), Quỷ kiểm thăng ma (鬼脸升麻), Lục thăng ma (绿升麻). 
+ Tên Trung văn: 升麻 SHENGMA 
+ Tên Anh Văn: RHIZOMA CIMICIFUGAE 
+ Tên La tinh: Dược liệu RhizomaCimicifug. 
+ Nguồn gốc: Bổn phẩm là thân rễ khô ráo của Đại tam diệp thăng ma Cimicifuga heracleifolia Kom, Hưng An thăng ma Cimicifuga dahurica (Turcz.) Maxim, hoặc Thăng ma Cimicifuga foetida L. thực vật họ Mao Cấn (Buttercup). Hưng An thăng ma Cimicifuga dahurica Maxim Đại tam diệp thăng ma Cimicifuga heracleifolia Kom Dược liệu Thăng ma - Thu hoạch - Xuân, thu đào, bỏ đi mầm thân và đất trên mặt đất, phơi đến lúc rễ râu khô, dùng lửa hơ hoặc dùng khuông tre đánh bỏ rễ râu, phơi khô. - Bào chế - Bỏ đi tạp chất, ngâm qua rửa sạch, vớt ra, thấm ướt, cắt lát, phơi khô. 
- Tính vị - 
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, cay, hơi đắng, mát. - Bản kinh: Vị ngọt, cay 
- Biệt lục: Ngọt đắng, bình, hơi lạnh, không độc. 
- Y học khải nguyên: “Chủ trị bí quyết” rằng: tính ấm, vị cay. 
- Thang dịch bản thảo: Vị đắng, hơi lạnh. - Qui kinh - - Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Tỳ, Vị - Y học khải nguyên: Túc dương minh Vị, Túc thái âm Tỳ, Túc dương minh. 
- Thang dịch bản thảo: Kinh thủ dương minh, kinhThái âm. 
- Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Can, Phế. 

- Công dụng và chủ trị - 
Thăng dương, phát biểu, thấu chẩn giải độc. Trị ôn dịch thời khí, nóng lạnh đau đầu, họng đau, miệng có nhọt, ban chẩn không thấu, trung khí hạ hãm, tả lỵ lâu ngày, thóat giang, phụ nữ băng đới, sa tử cung, ung nhọt lở độc. 
- Bản kinh: Chủ giải trăm thứ độc, trừ bệnh ôn, chướng tà. 
- Biệt lục: Chủ trúng ác đau bụng, ôn dịch độc thời khí, nóng lạnh đau đầu, các chứng độc phong sưng, họng đau, miệng có mụn. 
- Cách dùng và liều dùng - Sắc uống. 3 ~ 9g. Phát biểu thấu chẩn, thanh nhiệt giải độc nên dùng sống, thăng dương cử hãm nên dùng chích. 
- Kiêng kỵ -
 - Trung dược học: Ban chẩn đã thấu, âm hư hỏa vượng, cùng với âm hư dương kháng (thái quá), đều nên kỵ dùng. - Bản thảo kinh sơ: Phàm bệnh ói ra máu, chảy máu cam, ho nhiều đờm, âm hư hỏa động, thận kinh bất túc, cùng với khí nghịch nôn mửa, tim hồi hộp, đánh trống ngực, sợ sệt, điên cuống v.v…theo phép đều kỵ vậy. - Đắc phối bản thảo: Thương hàn mới phát ở Thái dương, đậu chẩn thấy ngọn, hạ nguyên không đủ, âm hư hỏa viêm, 4 lọai đều cấm dùng. 
- Nghiên cứu hiện đại - 
1. Thành phần hóa học: Bổn phẩm hàm chứa Cimicifugine, salicylic acid, caffeic acid, ferulic acid , tannin v.v…; Hưng an thăng ma hàm chứa chất vị đắng Thăng ma (Cimicifuga foetida bitter principle), cimigenol, cimigenoside, dahurinol, Isoferulic acid, Visamminol, saponin(e) v.v…(Trung dược học). 2. Tác dụng dược lý: Thăng ma có tác dụng chống khuẩn độ trung bình đối với trực khuẩn lao, khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, khuẩn cầu chùm sắc trắng và cầu khuẩn Catarrhal. Chất chiết Bắc Thăng ma có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, giảm đau, chống kinh quyết, thăng cao bạch cầu, ức chế tụ tập và phóng thích tiểu cầu v.v… Thăng ma đối với acetylcholine chloride, histamine và baryta gây ra co thắt ống ruột có tác dụng ức chế nhất định, còn có tác dụng ức chế tim, giảm chậm nhịp tim và giáng thấp huyết áp, ức chế co thắt ống ruột và tử cung phụ nữ có thai v.v... Thuốc sống và thuốc thang đều có thể rút ngắn thời gian đông máu (Trung dược học). - Bài thuốc cổ kim tham khảo - 

+ Phương 1: Thăng ma Cát căn thang (Diêm thị tiểu nhi phương luận) - Công hiệu: Giải cơ thấu chẩn, thanh nhiệt giải độc. - Chủ trị: Ban sởi thới kỳ đầu, chẩn đã phát hoặc thấu phát không thông sướng, đau đầu mình nóng. - Thành phần: Thăng ma 1chỉ rưỡi, Cát căn 4 chỉ, Xích thược 3 chỉ, cam thảo 1 chỉ. - Cách dùng: Sắc nước uống. - Vận dụng lâm sàng: 1. Bổn phương là phương thuốc thường dùng để thấu phát đậu chẩn, lúc vận dụng lâm sàng có thể gia vào Bạc hà, Thiền thối, Ngưu bàng tử, để tăng cường sức thấu biểu; Nếu nhiệt độc tích thịnh, có thể gia vào Ngân hoa, Liên kiều, Tử hoa địa đinh để thanh nhiệt giải độc. 2. Ngọai cảm phát nhiệt hạ lỵ cũng có thể ứng dụng phương này. - Chú ý sử dụng: Đậu chẩn đã xuất thấu, không nên dùng. (Trung y phương dược học) 

Phương 2: Trị hầu tý gây đau: Thăng ma phiến ngậm nuốt, hoặc dùng nửa lượng sắc nước uống lấy nôn ra. (Nhơn trai trực chỉ phương) 

+ Phương 3: Trị miệng nhiệt sinh nhọt lở: Thăng ma 30 thù, Hòang liên 18 thù, 2 vị trên nghiền nhỏ, bông vải bọc ngậm nuốt nước. ( Thù : đơn vị đo lường thời cổ Trung Quốc bằng 1/ 24 lạng). (Thiên kim phương) 

+ Phương 4: Trị vị nhiệt răng đau: Thăng ma sắc nước nóng ngậm nuốt vậy. (Nhơn trai trực chỉ phương) 

+ Phương 5: Trị cấm lỵ: Thăng ma sắc xanh (giấm sao) 1 chỉ, Liên nhục (bỏ tim, sao vàng cháy xém) 30 cái, Nhân sâm 3 chỉ. Nước 1 chén, sắc còn nửa chén uống, mật hòa làm hòan càng tốt, mỗi 1 lần uống 4 chỉ, nước sôi trắng uống. (Y học quảng bút kí) 

+ Phương 6: Trị huyết băng: Thăng ma 5 phân, Sài hồ 5 phân, Xuyên khung 1 chỉ, Bạch chỉ 1 chỉ, Kinh giới tuệ 6 chỉ, Đương qui 6 chỉ. Nước 2 chén, sắc nước 1 chén, uống xa bửa ăn, tức cầm, nhiều không quá 5, 6 lần uống. (Mặc bảo trai tập nghiệm phương) 

+ Phương 7: Trị chợt độc sưng lên, đau gấp: Thăng ma rượu đắng mài đắp lên, tốt. (Bổ khuyết trửu hậu phương) 

+ Phương 8: Trị Phế ung nôn máu mủ, gây mùi hôi, trong khỏang vú ngực đều đau: Xuyên thăng ma, Cát cánh (sao), Ý dĩ nhân, Đia du, Tử cầm (cao bỏ vỏ), Mẫu đơn bì, Bạch thược dược đều nửa lượngl Cam thảo 3 phân, thuốc trên nghiền bột thô, mỗi lần uống 1 lượng, nước 1 thăng rưỡi, sắc đến 5 hợp, bỏ bã, ngày, 2, 3 lần uống. (Bản sự phương – Thăng ma thang) 

+ Phương 9: Trị nhiệt tý ngứa ngáy: Thăng ma sắc nước nóng uống, đồng thời rửa vậy. (Thiên kim phương) 

+ Phương 10: Thăng ma, Nhũ hương, Mộc dược đều 20g; Lậu lô, Mang tiêu (hòa nước), Hòang cầm, Độc họat đều 13g, Hòang bá 30g; Chi tử, Cam thảo đều 10g, nhi đồng châm chước giảm, trước tiên xông rửa nơi bệnh, sau ngâm, trưa tối đều 1 lần, mỗi lần 20 ~ 30 phút, điều trị nhiễm trùng hóa mủ thu được hiệu quả khá tốt. (Trung y Tứ xuyên, 1999, 4: 42) 

+ Phương 11: Chọn dùng Thăng ma Qúan chúng thang (Thăng ma 10g, Quán chúng 12g, Bạch chỉ 10g, Kim ngân hoa 10g, Khổ sâm 6g, Bồ công anh 10g, Tử thảo 6g, Đơn bì 6g, Thiên lý quang 12g, Cam thảo 10g, Tú cầu Phòng phong 10g, Thiền thối 6g). Điều trị viêm da thần kinh, thu được hiệu quả khá tốt. (Vân Nam Trung y học viện học báo, 2000, 1:38) 

+ Phương 12: Thăng hãm thang -Thành phần: Sài hồ 15g, Thăng ma 15g, Hoàng kỳ 60g, Cát cánh 20g, Tri mẩu 15g, Đảng sâm 60g. -Cách dùng: Mỗi ngày 01 thang, sắc uống sớm tối phân 02 lần uống. 
-Chứng thích ứng: Sa tử cung  

Biên sọan và dịch thuật - Lương Y Trần Hòang Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét