- Tên và nguồn gốc - |
+ Tên thuốc: Hương nhu (Xuất xứ: Biệt lục) + Tên khác: Hương thái (香菜), Hương nhung (香戎) (香茸), Tử hoa hương thái (紫花香菜), Mật phong thảo (蜜蜂草). + Tên Trung văn: 香薷 XIANGRU + Tên Anh Văn:"ChineseMoslaHerb,HerbofHaichowElsholtzia" + Tên La tinh: Dược liệu HerbaMoslae; nguồn gốc thực vật ElsholtziasplendensNakaiexF.Maekawa. + Nguồn gốc: Là bộ phận trên mặt đất khô ráo của Thạch hương nhu Mosla chinensis Maxim. thực vật vật họ Hình môi (Labiatae). Dược liệu Giang hương nhu |
- Thu hoạch - |
Mùa hạ, thu thu hái, lúc quả đã chín cắt lấy bộ phận trên mặt đất, phơi khô hoặc phơi âm can. |
- Bào chế - |
Nhặt bỏ tạp chất, sau khi dùng nước phun ướt, bỏ đi rễ hỏng, cắt khúc, phơi khô tức được. - Lôi công bào chích luận: Phàm hái được Hương nhu, bỏ rễ giữ lá, cắt nhỏ, phơi khô, chớ cho phạm lửa. |
- Tính vị - |
- Trung dược học: Cay, hơi ấm. - Biệt lục: Vị cay, hơi ấm. - Mạnh sằn: Ấm. - Điền Nam bản thảo: Tính ấm, vị đắng cay. - Bản thảo hối ngôn: Vị cay ngọt, tính ấm, không độc. |
- Qui kinh - |
- Trung dược học: Vào kinh Phế, Tỳ, Vị. - Lôi công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Phế, Vị. - Bản thảo kinh sơ: Vào kinh Túc thiếu dương đởm, kinh Thủ thái Âm Phế, kinh Thủ Dương minh đại trường. |
- Công dụng và chủ trị - |
Phát hãn giải thử, hành thủy tán thấp, Ôn vị điều trung. Trị mùa hè uống lạnh cảm hàn, đau đầu phát sốt, sợ lạnh không mồ hôi, ngực bĩ cứng bụng đau, nôn mửa tiêu chảy, thủy thũng, cước khí. - Biệt lục: Chủ hoắc lọan, bụng đau ói tiêu chảy, tán thủy thũng. - Mạnh sằn: Trừ nhiệt phong, chợt chuột rút, có thể nấu nước uống liền. Còn đầu thân cầm máu cam, dùng ước uống vậy. - Nhật hoa tử bản thảo: Hạ khí, trừ phiền nhiệt, trị ói nghịch khí lạnh. - Lý sàm nham bản thảo: Tiệt thương hàn bốn mùa, - Bản thảo diễn nghĩa bổ dị: Trị thương thử, lợi tiểu tiện. - Điền Nam bản thảo: Giải biểu trừ tà, trị trúng thữ đầu đau, thử tả bụng ruột đau nhức, thử nhiệt ho, phát hãn, ấm vị, hòa trung. - Uông dĩnh (Thực vật bản thảo): Mùa hè nấu nước thay trà, có thể không bệnh nhiệt, điều trung ôn vị; ngậm nước súc miệng, trừ mùi hôi. - Cương mục: Chủ cước khí hàn nhiệt. |
- Cách dùng và liều dùng - |
Sắc uống, 3 ~ 9g. Dùng để phát biểu liều lượng không nên quá lớn, vả lại cũng không nên nấu lâu; Dùng lợi thủy tiêu thũng, liều nên hơi lớn, nên sắc đặc. |
- Kiêng kỵ - |
- Trung dược học: Bổn phẩm cay ấm, sức phát hãn khá mạnh, chứng biểu hư có mồ hôi và thử nhiệt nên kỵ dùng. - Bản thảo trùng tân: Người không biểu tà dè chừng vậy. - Đắc phối bản thảo: Người hỏa thịnh khí hư, âm hư có nhiệt cấm dùng. |
- Nghiên cứu hiện đại - |
1. Thành phần hóa học: Bổn phẩm hàm chứa dầu bay hơi, trong dầu chủ yếu có thành phần carvacrol, thymol v.v…; riêng hàm chứa sterol, flavonoid glycosides v.v…(Trung dược học). 2. Tác dụng dược lý: Dầu bay hơi có tác dụng giải nhiệt phát hãn, có thể kích thích bài tiết tuyến tiếu hóa và nhu động ruột, dạ dày. Dầu bay hơi đối với khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, trực khuẩn thương hàn, khuẩn song cầu viêm màng não v.v…có tác dụng ức chế khá mạnh. Thuốc sắc nước của Hải Châu hương nhu có tác dụng chống virut. Ngòai ra thuốc cồn Hương nhu có thể kích thích mạch máu thận mà làm sung huyết tiểu cầu thận, tăng lớn tính lọc mà có tác dụng lợi niệu (Trung dược học). |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1:Trị Tỳ vị bất hòa, hung cách bĩ trệ, trong cảm phong lạnh, ngọài chịu lấy hàn tà, ghét lạnh sốt cao, thân mình tay chân đau nhức, khớp chi biếng mỏi, hoắc lọan ói mửa, lách đau phiên vị, trúng rượu không tỉnh, bốn mùa thương hàn đau đầu: Hương nhu (bỏ đất) 2 lượng, Cam thảo (chích) nửa lượng, bạch biển đậu (sao), hậu phác (bỏ vỏ, sao nước gừng), Phục thần đều 1 lượng. Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 chỉ, nước sôi cho vào chút muối uống. (Cục phương – Hương nhu thang) + Phương 2: Trị bạo thủy phong thủy khí, thủy thũng, hoặc sang trung thủy, khắp người đều sưng: Hương nhu khô 1 cân, Bạch truật 7 lượng. Hai vị trên giã sàng; nấu đặc Hương nhu lấy nước, hòa Truật làm hòan, lớn như hạt ngô. Mỗi lần uống 10 hòan, ngày đêm 4, 5 lần uống, lợi đại tiểu tiện cực tốt. Hè lấy hoa, lá hợp dùng cũng tốt. Kỵ ăn cá trắm đen, rong biển, rau cải trắng, đào, mận, thịt chom sẻ. (Tăng thâm tập phương – Hương nhu Truật hòan) + Phương 3: Trị trên lưỡi chợt ra máu như khoan lỗ: Nước Hương nhu uống 1 thăng, ngày 3 lần. (Trửu hậu phương) + Phương 4: Thương thử (Ngày hè nằm ẩm ướt gặp gió, sống lạnh không điều độ, đau đầu phát sốt, chuột rút, nôn khan, tay chân phát lanh v.v…). Dùng Hương nhu 1 cân, Hậu phác (nước gừng chích qua), Bạch biển đậu sao qua đều nửa cân, cắt tán. Mỗi lần uống 5 chỉ, thêm nước 2 chén, rượu nửa chén, sắc thành 1 chén, sau khi bỏ vào trong chén đợi nguội uống. Uống liền 2 lần, rất có hiệu quả. Phương này là Hương nhu ẩm. Biển đậu trong phương, có thể dùng Hòang liên (nước gừng sao) thay thế. (Trung dược đại từ điển) + Phương 5: Thủy thũng: Hương nhu 50 cân, cắt cho vào trong nồi, thêm nước nấu lâu, bỏ bã lại nấu đặc, đặc đến lúc có thể nắn hòan, tức làm thành viên hòan, lớn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 5 hòan, 1 ngày uống 3 lần, lượng thuốc có thể mỗi ngày tăng 1 ít để tiểu tiện có thể thông sướng mà khỏi. Phương này tên là Hương nhu tiển. Còn phương: Lá Hương nhu 1 cân, nước 1 đấu, sắc nhừ, bỏ bã, lại nấu thành cao, gia Bạch truật bột 7 lượng làm thành viên hòan, lớn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 10 hòan, nước cơm tống uống. Phương này tên là Thâm sư Nhu Truật hòan. (Trung dược đại từ điển) + Phương 6: Tâm phiền sườn đau: Dùng Hương nhu giã nước 1 ~ 2 thăng uống. (Trung dược đại từ điển) + Phương 7: Máu cam không ngừng: Dùng Hương nhu nghiền, nước hòa uống 1 chỉ. (Trung dược đại từ điển)
(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét