- Tên và nguồn gốc - |
+ Tên thuốc: Đỗ trọng (Xuất xứ: Bản kinh) + Tên khác: Tư tiên (思仙), Mộc miên (木绵), Tư trọng (思仲),Thạch tư tiên (石思仙), Ty liên bì (丝连皮), Ty luyện thụ bì ( 丝楝树皮), Xả ty bì (扯丝皮), Ty miên bì(丝棉皮). + Tên Trung văn: 杜仲 DUZHONG + Tên Anh Văn: Eucommia Bark + Tên La tinh: Eucommia ulmoides Oliv.+ Nguồn gốc: Là vỏ cây của Đỗ trọng thực vật họ Đỗ trọng (Eucommiaceae). |
- Phân bố - |
Phân bố mọc ở các vùng trung du Trường Giang và các tỉnh nam bộ, Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc (Trung Quốc) đều có nuôi trồng. |
- Thu hoạch - |
Để bảo vệ tài nguyên, thường dùng phương pháp bóc vỏ cục bộ. Khỏang thanh minh đến hạ, chọn lấy những gốc cây mọc 15 ~ 20 năm trở lên, theo kích cở qui cách thuốc, bóc vỏ xuống, bỏ đi vỏ khô, phơi khô. Để nơi thông gió khô ráo. |
- Bào chế - |
- Đỗ trọng: Bỏ đi vỏ thô, rửa sạch, thấm ướt, cắt thành sợi tơ hoặc cục vuông, phơi khô. - Đỗ trọng muối: Trước dùng muối ăn thêm nứớc sôi lượng thích hợp hòa tan, lấy Đỗ trọng vuông hoặc sợi tơ, cùng với nước muối trộn đủ thấm hấp thu, sau đó bỏ vào trong nồi, dùng lửa nhỏ sao đến hơi có vết cháy xém là độ, lấy ra hong khô. (Cứ mỗi 100 cân Đỗ trọng, dùng muối ăn 3 cân) . Đỗ trọng sau khi qua sao chế, thì nhựa đổ trọng bị rách, dễ sắc ra thành phần hữu hiệu . - Lôi công bào chích luận: Phàm dùng Đỗ trọng, trước nên cạo bỏ đi vỏ thô. Dùng bơ, nướng vậy. - Bản thảo thuật câu nguyên: Đỗ trọng, dùng rượu sao đứt tơ. |
- Tính vị - |
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, hơi cay, ấm. - Trung dược học: Ngọt, ấm. - Bản kinh: Vị cay, bình. - Biệt lục: Ngọt, ấm, không độc. - Dược tính luận: Vị đắng. |
- Qui kinh - |
- Trung dược đại từ điển: Vào kinh Can, Thận. - Trung dược học: Váo kinh Can, Thận. - Vương hảo cổ: Phần khí Can kinh. - Lôi công bào chế dược tính giải: Vào kinh Thận. - Bản thảo kinh giải: Vào kinh Thủ thái âm Phế. |
- Công dụng và chủ trị - |
Bổ Can Thận, mạnh gân xương, an thai. Trị eo lưng cột sống đau nhức, chân đầu gối mềm yếu, tiểu tiện thừa nhỏ giọt, âm hạ thấp ngứa, thai lậu muốn rơi xuống, thai động bất an, cao huyết áp. - Bản kinh: Chủ eo lưng cột sống, bổ trung ích tinh khí, cứng gân xương, mạnh trí, trừ âm hạ ngứa thấp, tiểu thừa nhỏ giọt. - Biệt lục: Chủ trong chân đau mỏi, không muốn bước đi. - Dược tính luận: Trị Thận lạnh hông eo lưng đau, người bệnh eo lưng hư mà thân thẳng cứng, phong vậy. Eo lưng không lợi gia thêm mà dùng vậy. - Nhật hoa tử bản thảo: Trị Thận lao, trị eo lưng cột sống co. Cho vào thuốc nướng dùng. - Vương Hảo Cổ: Nhuận Can táo, bổ Can kinh phong hư. - Bản thảo chính: Cầm tiểu nước mộng di, ấm tử cung, an thai khí. - Ngọc thu dược giải: Bổ Can Thận, dưỡng gân xương, trừ thấp dâm khớp xương. Trị eo lưng gối đau mỏi. Chân đùi cong co. - Bản thảo tái tân: Sung sức gân, cường dương đạo. |
- Liều dùng và cách dùng - |
Sắc uống, 10 ~ 15g. |
- Kiêng kỵ - |
- Trung dược học: Bổn phẩm là thứ ôn bổ, người âm hư hỏa vượng cẩn thận dùng. - Bản thảo kinh tập chú: Sợ da rắn, Nguyên sâm. - Bản thảo kinh sơ: Người Thận hư hỏa mạnh không nên dùng. Lúc dùng nên cùng dùng với Hòang bá, Tri mẫu. - Đắc phối bản thảo: Hai chứng nội nhiệt, tinh huyết táo cấm dùng. |
- Nghiên cứu hiện đại - |
1. Thành phần hóa học: Bổn phẩm hàm chứa Gutta-percha, Eucommia glycoside, pinoresind diglucoside(C32H42O16), Aucubin glycosides, tannin, hợp chất Flavonoids v.v…(Trung dược học). 2. Tác dụng dược lý: Thuốc sắc vỏ Đỗ trọng có thể giảm bớt số lần họat động của chuột con rõ rệt.. Thuốc sắc Đỗ trọng có thể kéo dài thời gian ngủ của napental, và có thể làm cho động vật thực nghiệm phản ứng chậm chạp, thích ngủ v.v…Vỏ Đỗ trọng có thể ức chế DNCB gây ra phản ứng quá mẫn thể chậm của chuột con; Có thể chống lại tác dụng ức chế miễn dịch của cortisone, có điều tiết công năng cân bằng miễn dịch tế bào, và có thể tăng cường tác dụng tăng thêm hàm lượng glycogen gan chuột con mang khối u, và có thể làm đường huyết tăng cao. Thuốc sắc nước Đỗ trọng sống, Đỗ trọng sao và Đỗ trọng cát nóng (?) đối với thỏ nhà và chó đều có tác dụng giáng áp rõ rệt, nhưng tác dụng giáng áp Đỗ trọng sống khá kém, tác dụng của Đỗ trọng sao và Đỗ trọng cát nóng hầu như giống nhau hòan tòan, giá trị tuyệt đối giáng áp của nó tương đương với 2 lần của Đỗ trọng sống. Đều có thể chống lại tác dụng hoocmon tuyến yên đối với tử cung cô lập, ức chế rõ rệt tác dụng ức chế co rút tự chủ tử cung cô lập chuột bạch lớn. (Trung dược học). 3. Nghiên cứu lâm sàng: - Dùng Bổ Thận an thai ẩm điều trị Sẩy thai thói quen (Trung y Thiểm Tây,1995,16(2):70). - Dùng Thúôc viên dẹt Đỗ trọng lá và vỏ điều trị cao huyết áp, đối với triệu chứng chủ yếu của cao huyêt áp đều có cải thiện trình độ nhất định. (Trung y Thiểm Tây, 1980,1(4):27). |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1:Trị đau eo lưng: Xuyên Mộc hương 1 chỉ, Bát giác hồi hương 3 chỉ, Đỗ trọng (sao bỏ tơ) 3 chỉ. Nước 1 chén, rượu nửa chén, sắc uống, bã lại sắc. (Họat nhân tâm thống – Tư tiên tán) + Phương 2: Trị đột nhiên lưng đau không chịu được: Đỗ trọng 2 lượng ( bỏ vỏ thô, nướng hơi vàng, cắt). Đan sâm 2 lượng, Khung cùng 1 lượng rưỡi, Quế tâm 1 lượng, Tế tân 3 phân. Thuốc trên giã thô sàng tán, mỗi lần uống 4 chỉ, dùng nước 1 chung, sắc đến 5 phân, bỏ bã, tiếp cho rượu vào 2 phân, sắc sôi thêm 2, 3 dạo, uống ấm trước mỗi bửa ăn. (Thánh Huệ phương – Đỗ trọng tán) + Phương 3: Trị Trúng phong gân mạch co cấp, lưng gối không có sức: Đỗ trọng (bỏ vỏ thô, nướng, cắt) 1 lượng rưỡi, Khung cùng 1 lượng, Phụ tử (sao cháy tồn tính nứt, bỏ vỏ. Núm) nửa lượng; Thuốc trên 3 vị, cắt như hạt đậu mè, mỗi lần uống thìa 5 chỉ, nước 2 chén, cho vào Gừng tươi, táo lớn, đập nát, sắc đến 1 chén, bỏ bã, uống ấm bụng đói. Nếu người đi 5 dặm lại uống, mồ hôi ra cẩn thận ngọai phong. (Thánh tể tổng lục - Đỗ trọng ẩm) + Phương 4: Trị tiểu tiện thừa nhỏ giọt, âm hạ thấp ngứa: Xuyên đỗ trọng 4 lượng, Tiểu hồi hương 2 lượng (đều tẩm muối, rượu sao), Xa tiền tử 1 lượng rưỡi, Sơn thù nhục 3 lượng (đều sao). Tất cả tán bột: luyện mật hòan, lớn như hạt ngô đồng. Mỗi sáng uống 5 chỉ, nước sôi trắng uống. (Bản thảo hối ngôn) + Phương 5: Trị đàn bà bào thai không an: Đỗ trọng không kễ nhiều ít, bỏ vỏ thô cắt nhỏ, sấy khô trên ngói, giã sàng nghiền nhỏ, nấu thịt táo hồ hòan, như viên đạn, mỗi lần uống 1 hòan, nhai nát, uống với nước cơm nếp. (Thánh tễ tổng lục – Đỗ trọng hòan) + Phương 6: Trị sẩy thai quen nhiều lần hoặc 3,4 tháng thì sẩy: Vào trước 2 tháng, lấy Đỗ trọng 8 lượng (gạo nếp sắc nước, tẩm thấm, sao bỏ tơ), Tục đọan 2 lượng (tẩm rượu, sấy khô: nghiền nhỏ), lấy Sơn dược 5, 6 lượng nghiền nhỏ, làm hồ hòan, lớn như hạt ngô. Mỗi lần uống 50 hòan, uống với nước cơm lúc bụng đói. (Giản tiện đơn phương) + Phương 7: Trị cao huyết áp: Đỗ trọng, Hòang cầm, Hạ khô thảo đều 5 chỉ. Sắc nước uống. (Thiểm Tây Trung thảo dược) + Phương 8: - Chủ trị: Sẩy thai thói quen. - Thành phần: Đỗ trọng 15g, Tử tô ngạnh 9g, Ngãi ngạnh 6g, Trứng gà 1 quả. - Cách dùng: Trước tiên thêm nước vào thuốc sắc nửa giờ đồng hồ, cho vào trứng gà nấu chín, uống nước ăn trứng, mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục 3 ~ 5 ngày. + Phương 9: - Chủ trị: Đau lưng do thận hư. - Thành phần: Đỗ trọng 15g, Ngũ gia bì 20g, Thổ ngưu tất 10g, Thổ câu kỉ 20g. - Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 7 ~ 10 ngày. + Phương 10: - Chủ trị: Tiểu tiện nhiều lần do Thận hư. - Thành phần: Đỗ trọng 10g, Kim anh tử 30g, Tang phiêu tiêu 10g. - Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 3 ~ 5 ngày.
(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật - Lương Y Trần Hòang Bảo |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét