- Tên và nguồn gốc - |
+ Tên thuốc: Thạch Quyết Minh (Xuất xứ: Biệt lục) + Tên khác: Chân châu mẫu (真珠母), Phục ngư giáp (鳆鱼甲), Cữu khổng loa (九孔螺), Thiên lý quang (千里光), Bào ngư bì (鲍鱼皮), Kim cáp lị bì (金蛤蜊皮). + Tên Trung văn: 石决明 Shí Jué Míng + Tên Anh văn: CONCHA HALIOTIDIS + Tên La tinh: 1.Haliotis diversicolor Reeve 2. Haliotis discus hannai Ino[H.gigantea discus Reeve] 3. Haliotis asinina Linnaeus4.Haliotis ouina Gmelin + Nguồn gốc: Là xác vỏ Bào ngư tạp sắc Haliotis diversicolor Reeve, Bàn bào hoa văn Haliotis discus hannai Ino, Dương bào Haliotis ovina Gmelin, Bào ngư Australia: Haliotis ruber (Leach), Nhĩ bào Haliotis asinina Linnaeus hoặc Bào ngư trắng Haliotis laevigata (Donovan) động vật họ Bào ngư. Bào ngư tạp sắc (Haliotis diversicolor Reeve) Bàn bào hoa văn (Haliotisdiscus hannai Ino) Dương bào (Haliotis ovina Gmelin) Bào ngư Australia (Haliotis ruber) Nhĩ bào (Haliotis asinina Linnaeus) Bào ngư trắng (Haliotis laevigata) |
- Phân bố - |
Chủ yêu sản xuất ở vùng diên hải Quảng Đông, Hải Nam, Sơn Đông, Phúc Kiến, Liêu Ninh v.v… |
- Thu hoạch - |
Hai mùa hè, thu đi bắt, bỏ thịt, rửa sạch, phơi khô. |
- Bào chế - |
- Thạch quyết minh: Rửa sạch hong khô, giã thành mảnh vụn, - Thạch quyết minh nung: lấy Thạchh quyết minh chải sạch, đề trên lò lửa không khói, hoăc đốt nung trong lò đất, để uống trong nung đến tro sắc trắng, dùng ngoài nung đế sắc trắng, lấy ra để nguội, nghiền vụn - Diêm thạch quyết minh: Lấy Thạch quyết minh nghiền đến khi sắc hơi đỏ, lấy ra phun thấm nước muối, nghiền vụn. (Cứ mỗi 100 cân Thạch quyết minh, dùng muối 2,5 cân thêm lượng nước sôi thích hợp hòa tan lắng trong). |
- Tính vị - |
- Trung dược đại từ điển: Mặn, bình. - Trung dược học: Mặn, lạnh. - Biệt lục: Vị mặn, bình, không độc. - Thục bản thảo: Lạnh. - Nhật Hoa tử bản thảo: Mát |
- Qui kinh - |
- Trung dược đại từ điển: Vào kinh Can, Thận - Trung dược học: Vào kinh Can. - Lôi công bào chế dược tính giải: Vào kinh Can. - Bản thảo hông huyền: Vào kinh túc quyết âm, kinh thiếu âm. |
- Công dụng và chủ trị - |
Bình Can tiềm dương, trừ nhiệt, sáng mắt. trị phong dương nhiễu động bên trên, đau đầu váng đầu hoa mắt, kinh sợ co giật, cốt chưng lao nhiệt, thanh manh (đục nhân mắt). - Biệt lục: Chủ mắt đau có mạng che, thanh manh (đục nhân mắt). - Hải dược bản thảo: Chủ thanh manh (đục nhân mắt), Can Phế phong nhiệt, cố chưng lao cực. - Cương mục: Thông ngủ lao. - Bản thào tòng tân: Khỏi mụn nhọt. - Bản thảo cầu nguyên: Làm mềm chất rắn, tư Thận, trị trĩ lậu. - Sổ tay Trung thảo dược Sơn Đông: Trấn Can, sáng mắt, trị váng đầu hoa mắt. |
- Ứng dụng - |
1. Can dương thượng cang, váng đầu hoa mắt. Bổn phẩm mặn lạnh thanh nhiệt, chất nặng tiềm dương, chuyên vào kinh Can, mà có công hiệu thanh tiết Can nhiệt, trấn tiềm Can dương, lợi đầu mắt, là yếu dược lương Can, trấn Can, bổn phẩm còn kiêm công tư dưỡng can âm, cho nên đối với Can Thận âm hư, Can ương huyền vựng, rất là thích hợp. Dùng trị chứng tà nhiệt đốt âm, gân mạch câu cấp, tay chân ngọ nguậy, váng đầu hoa mắt, thường ứng dụng phối ngũ với thuốc dưỡng âm, bình can: Bạch thược, Sinh địa hoàng, Mẫu lệ v.v… như A giao kê tử hoàng thang (Thông tục thương hàn luận); nếu can dương một mình thái quá mà có hiện tượng nhiệt, váng đầu đau đầu, phiền táo dễ giận, có thể cùng dùng với thuốc thanh nhiệt, bình Can: Hạ khô thảo, Hoàng cầm, Cúc hoa v.v…như Bình Can tiềm dương thang (Nghiên cứu điều trị Trung y bệnh thường gặp). 2. Mắt đỏ, mắt có màng che, nhìn vật hoa mờ. Bổn phẩm thanh can hỏa mà sáng mắt hêt màng che, điều trị Can hỏa thượng viêm mắt đỏ sưng đau, có thể cùng dùng với Hoàng liên, Long đởm thảo, Dạ minh sa v.v…, như Hoàng iiên dương can hoàn (Toàn quốc Trung dược thành dược xử phương tập); cũng thường phối ngũ cùng dùng với loại minh mục thanh can như Hạ khô thảo, Quyết minh tử, Cúc hoa, Mộc tặc v.v…; điều trị mắt sinh màng che, bổn phẩm thường phối ngũ với Môc tặc, Kinh giới, Tang diệp, Bạch cúc hoa, Cốc tinh thảo, Thương truật v.v…, như Thạch quyết minh tán (Chứng trị chuẩn thằng); nếu Can hư huyết thiếu, mắt rít mờ tối, hoa mắt quáng gà thuộc chứng hư, thường phối ngũ với Thục địa hoàng, Câu kỉ tử, Thỏ ty tử v.v…; trị quáng gà, thanh manh (đục nhân mắt), có thể cùng dùng phối ngũ với Thương truật, gan heo v.v… Ngoài ra Thạch quyết minh nung cón có tác dụng thu liễm, chế toan, ngừng đau, cầm máu v.v…. Có thể dùng vào chứng vị quản thống chất chua trong bao tử quá nhiều. |
- Dùng thuốc phân biệt - |
Thạch quyết minh và Quyết minh tử đều có công hiệu thanh Can sáng mắt, đều có thể dùng trị mắt đỏ sưng đau, mắt có màng che v.v... thiên về Can nhiệt. Thạch quyết minh mặn lạnh chất nặng, lương Can trần Can, tư dưỡng Can âm, cho nên vô luận bệnh mắt thực chứng, hư chứng đều có thể ứng dụng, dùng nhiều vào chứng mắt sợ ánh sáng, mắt mờ, thanh manh (đục nhân mắt); Quyết minh tử đắng lạnh, công hiệu thiên về thanh tả Can hỏa mà sáng mắt, thường trị mắt sưng đỏ đau do Can kinh thực hỏa. |
- Cách dùng và liều dùng - |
Sắc uống, 3~ 15g; nên giã vụn nấu trước. Bình can thanh can nên dùng sống, dùng ngoài điểm mắt nên dùng nung, thủy phi. |
- Kiêng kỵ - |
- Trung dươc học: Bổn phẩm mặn lạnh dễ tổn thương Tỳ vị, ăn ít đại tiện lỏng dùng thận trọng. - Bản thảo kinh sơ: Sợ Tuyền phúc hoa. - Bản thảo cầu nguyên: Phản Vân mẫu. |
- Nghiên cứu hiện đại - |
1. Thành phần hóa học: Bổn phẩm hàm chứa calcium carbonate, organic, còn hàm chứa lượng ít mg, silicate, phosphate, chloride và iodine lượng cực nhỏ; sau khi nung đốt calcium carbonate phân giải, sản sinh calcium oxid, organic ắt phá hỏng, còn hàm chứa nguyên tố vi lượng: kẽm, Manganese, Crôm (Chromium), Stônti (Strontium) v.v…; lớp trong vỏ có chất sừng lòng trắng trứng lóng lánh như Trân châu, qua muối acid hydrolysis được 16 loại amino acid (Trung dược học). 2. Tác dụng dược lý:Dịch chiết Cữu khỗng bào (Bào ngư chín lỗ) có tác dụng ức chế vi khuẩn, qua thí nghiệm thể hiện rõ dịch thủy phân lớp tong vỏ của nó chống ngộ độc khí carbon tetrachloride ở chuột con, có tác dụng bảo hộ gan; dịch chiết tính axít của nó thí nghiệm ngưng máu trong ngoài cơ thể thỏ nuôi, có tác dụng chống ngưng máu rõ rệt (Trung dược học). |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1: Trị phong đôc khí công vào đầu mắt làm mờ tối cùng với đầu mắt không lợi: Thạch quyết minh, Khương hoạt (bỏ đầu mầm), Thảo quyết minh, Cúc hoa đều 1 lượng, Cam thảo (chích) nửa lượng. 5 vị trên, giã sàng nghiền bột, mỗi lần uống 2 chỉ, nước 1 chén, sắc đến 6 phân, hòa thuốc, uống ấm sau bửa ăn và trước khi đi ngủ. (Thánh tễ tổng lục – Thạch quyết minh tán) + Phương 2: Trị váng đầu, hoa mắt: Thach quyết minh 8 chỉ, Cúc hoa 4 chỉ, Câu kỉ tử 4 chỉ, Tang diệp 3 chỉ. Sắc nước uống. (Sổ tay Trung thảo dược Sơn Đông) + Phương 3:Trị mắt có màng trắng che: Thạch quyết minh 6 chỉ, Huyền hồ phấn 2 chỉ, Đại hoàng 1,5 chỉ, Cúc hoa 3 chỉ, Thiền thuế 3 chỉ, Bạch tật lê 3 chỉ. Sắc nước uống. (Sổ tay Trung thảo dược Sơn Đông) + Phương 4:Trị mắt sinh đinh ế, chân rẽ rất dày, lâu ngày không bớt: Thạch quyết minh 3 phân (giã vụn nghiền nhỏ, thủy phi qua), Ô tặc ngư cốt nửa lượng, Long não 1 chỉ, Chân châu bột 3 phân, Hổ phách 3 phân. Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần dùng đũa đồng lấy lượng như hạt đậu lớn, ngày 3 lần điểm vậy. (Thánh huệ phương – Thạch quyết minh tán) + Phương 5: Trị mắt sinh màng che ngoài: Thạch quyết minh (nung lửa), Lá bạc hà đều 1 lượng; Tật lê tử (sao bỏ gai), Kinh giới tuệ đều 2 lượng, Nhân sâm nửa lượng (chích mật). Các vị trên để trên đất cho ra hỏa độc, nghiền nhỏ. Sau bửa ăn, nước mát đường cát điều uống. (Kinh nghiệm lương phương – Thạch quyết minh tán) + Phương 6: Trị quáng gà, thanh manh (đục nhân mắt): Thạch quyết minh ( đốt tồn tính), Thương truật 3 lượng (bỏ vỏ). Nghiền bột, mỗi lần dùng 3 chỉ, xẻ vạch gan heo ra, cho thuốc bột vào bên trong buột chặc, nồi đất nấu chín, cho hơi hun vào mắt, đợi nguội ăn gan uống nước. (Nhãn khoa long mộc luận) + Phương 7: Trị sợ mặt trời, sợ ánh sáng: Thiên lý quang, Hải kim sa, Cam thảo, Cúc hoa lượng bằng nhau. Thuốc trên cắt nhỏ,mỗi lần uống 8 chỉ, nước 1 chung rưỡi, sắc còn 1 chén, bỏ bã, uống ấm sau bửa ăn. (Nhãn khoa long mộc luận – Thiên lý quang thang) + Phương 8: Trị tỏa hầu phong: Thạch quyết minh nung lửa nướng giấm 3 lần, nghiền nhỏ, dùng giấm gạo đều, lông ngỗng chấm giấm thoa vào họng, ói ra đàm là hiệu nghiệm. (Bản thảo hối ngôn) + Phương 9: Trị ngoại thương ra máu: Thạch quyết minh lượng thích hợp, chê thành bột mịn tơi, sàng qua, rửa sạch vết thương, rắc thuốc bột lên, ép chặt là được, (Nội Mông Cổ - Trung thào dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên) + Phương 10: Thạch quyết minh 1 lượng (sao), Thảo quyết minh (sao) nửa lượng, Khương hoạt nửa lượng, Sơn chi tử nửa lượng, Mộc tặc 5 chỉ, Đại hoàng (nướng) 1 phân, Kinh giới 1 phân, Thanh tương tử (sao) nửa chỉ, Thược dược nửa chỉ. Thuốc trên nghiền nhỏ. Công năng chủ trị: Tạng Can tích nhiệt, mắt trước bị đỏ sưng đau nhức, sợ ánh sáng mặt trời, nước mắt rít khó mở mắt, đột nhiên sanh màng che mắt sưng, hoặc lúc đầu 1 mắt không thấy, sau 2 mắt đều bị. (Phổ tế phương - Thạch quyết minh tán) + Phương 11: Dùng Thạch quyết minh 60g lửa nung, nghiền thành bột, phân làm 10 lần uống, mỗi ngày 3 ~ 4 lần: điều trị sản hậu và kinh kỳ do phong hàn gây ra co quắp, tay chân rút gân như móng gà, 2 ca đều khỏi. (Trung y dược học báo 1994,2:49,) (Còn bổ sung và cập nhật tiếp) Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo – www.baoanduong.vn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét