- Tên và nguồn gốc - |
- Tên thuốc: Tử tô nghạnh (Xuất xứ: Bản thảo mông thuyên) - Tên khác: Tử tô hành (紫苏茎), Tô ngạnh (苏梗), Tử tô can (紫苏杆). - Tên Trung văn: 紫苏梗 ZISUGENG -Tên Anh Văn: Perilla Stem - Tên La tinh: Perilla frutescens (L.) Britt. Var. arguta (Benth.) Hand.-Mazz. P.furtescens (L.)Britt .var .purpurascens (Hayata )H. W. Li - Nguồn gốc: Là thân của Trứu tử tô, Tiêm tử tô v.v… thực vật họ hình môi (Labiatae). Dược liệu Tử tô ngạnh |
- Thu hái - |
Cuối thu, cắt lấy bộ phận trên mặt đất, bỏ đi cành nhỏ, lá và quả, phơi khô. |
- Bào chế - |
Bỏ tạp chất, dùng nước sau khi ngâm qua, cắt lát phơi khô |
- Tính vị - |
- Trung dược học: Vị cay, ngọt, tính ấm. - Cương mục: Cay, ấm, không độc. - Dược phẩm hóa nghĩa: Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm. |
- Qui kinh - |
- Trung dược học: Vào kinh Phế, Tỳ, Vị. - Dược phẩm hóa nghĩa: Vào 3 kinh Tỳ, Vị, Phế. |
- Công dụng và chủ trị - |
Lý khí, thư uất, ngừng đau, an thai. Trị khí uất, thực trệ, hung cách muộn, quản phúc đau nhức, thai khí không hòa. - Bản thảo đồ kinh: Tuyên thông phong độc. - Bản thảo mông thuyên: Hạ các khí, hơi ấm, người thể hơi hư nên dùng. - Bản thảo thông huyền: Năng hành khí an thai. - Bản thảo Sùng nguyên: Chủ khoan trung hành khí, tiêu ẩm thực, hóa đàm dãi. Trị ế cách phản vị, ngừng đau tâm phúc. - Đắc phối bản thảo: Sơ Can, lợi Phế, lý khí, hòa huyết, giải uất, ngừng đau, cầm ho, an thai. |
- Cách dùng và liều dùng - |
Uống trong, sắc thang, 1,5 ~ 3 chỉ. |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1:Trị thủy thũng: Tử tô ngạnh 8 chỉ, Đại tóan căn 3 chỉ, Lão khương bì 5 chỉ, Đông qua bì 5 chỉ. Sắc nước uống. (Hồ Nam dược vật chí)
(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật - Lương Y Trần Hòang Bảo- www.baoanduong.vn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét