Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Ý dĩ nhân ( 薏苡仁 )

- Tên và nguồn gốc -
+ Tên thuốc: Ý dĩ nhân (Xuất xứ: Bản kinh).
+ Tên khác: Giải lễ (解蠡), Khởi thực (起实), Cống mễ (赣米), Cảm mễ (感米), Ý châu tử (薏珠子), Hồi hồi mễ (回回米), Thảo châu nhi (草珠儿)、Bồ đề tử (菩提子)、Cống châu (赣珠), Tất đề châu (必提珠), Khỉ thật (芑实), Ý mễ (薏米), Mễ nhân (米仁), Ý nhân (薏仁), Dĩ nhân (苡仁), Dĩ mễ (苡米), Thảo châu tử (草珠子), Lục cốc mễ (六谷米), Ý dĩ nhân (薏苡仁).
+ Tên Việt Nam: Bo bo, hạt bo bo.
+ Tên Trung văn: 薏苡仁 YIYIREN
+ Tên Anh Văn: Coix Seed, Seed of Jobstears
+ Tên La tinh: Coix lacryma-jobi L.var.ma-yuen(Roman) stapf,[C.ma-yuen Romanet;C.lacryma-jobi L.var.frumentacea Makino].
+ Nguồn gốc: Là nhân hạt của Ý dĩ, thực vật họ Hòa Bổn (Gramineae).



Ý dĩ Coix lacryma-jobi L


Dược liệu Ý dĩ SEMEN COICIS


 - Thu hái -
Mùa thu sau khi quả đã chín, cắt lấy cả gốc cây , phơi khô, đánh rơi quả, bỏ đi vỏ ngòai và vỏ ngòai sắc vàng nâu, bỏ tạp chất, thu nhặt nhân hạt, phơi khô.

 - Bào chế -
- Trung dược học: Sao hoặc dùng sống.
- Ý dĩ nhân sao: Lấy Ý dĩ nhân sạch bỏ vào trong nồi dùng lửa nhỏ sao đến sắc hơi vàng, lấy ra để nguội là được. Hoặc dùng vỏ trấu cùng sao cũng được (Mỗi 100 cân Ý dĩ sạch, dùng vỏ trấu 10 cân).

 - Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, nhạt, mát.
- Trung dược học: Ngọt, nhạt, mát.
- Bản kinh: Vị ngọt, hơi lạnh.
- Biệt lục: Không độc.
- Thực liệu bản thảo: Tính bình.
- Bản thảo chính: Vị ngọt nhạt, khí hơi mát.

 - Qui kinh -
- Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tỳ, Phế, Thận.
- Trung dược học: Vào kinh Tỳ, Vị, Phế.
- Cương mục: Dương minh.
- Lôi công bào chế dược tính giải: Vào Phế, Tỳ, Can, Vị, Đại trường.
- Bản thảo tân biên: Vào 2 kinh Tỳ, Thận.

 - Công dụng và chủ trị -

Kiện Tỳ, bổ Phế, thanh nhiệt, lợi thấp.
Trị tiết tả, thấp tý, gân mạch co rút, co duỗi không lợi, thủy thũng, cước khí, Phế nuy, phế ung, trường ung, lâm trọc, bạch đới.
- Bản kinh: Chủ gân co rút gấp , không thể co duỗi, phong thấp tý, hạ khí.
- Biệt lục: Trừ tà khí gân xương tê, lợi trường vị, tiêu thủy thũng, khiến người ăn được.
- Dược tính luận: Chủ Phế nuy Phế khí, ói mủ máu, ho nước mũi nước bọt thượng khí. Sắc uống phá độc sưng năm khe.
- Thực liệu bản thảo: Trừ can thấp cước khí.
- Bản thảo thập di: Ôn khí, chủ tiêu khát. Giết giun đũa.
- Cương mục: Kiện Tỳ ích Vị, bổ Phế thanh nhiệt, trừ phong thắng thấp. Thổi cơm ăn, trị khí lạnh; sắc uống lợi tiểu tiện nhiệt lâm.
- Dược lý học quốc dược: Trị trong bao tử tích nước.
- Trung Quốc dược thực đồ giám: Trị phổi thủy thũng, viêm màng phối tính thấp, bài tiết nước tiểu trở ngại, bệnh ruột bao tử mạn tính, lóet mạn tính.

 - Liều dùng và cách dùng -
Sắc uống , 9~ 30g. Thanh lợi thấp nhiệt nên dùng sống, kiện Tỳ cầm tiêu chảy nên dùng sao.

 - Kiêng kỵ -
- Trung dược đại từ điển: Tỳ ước đại tiện khó và đàn bà có thai dùng thận trọng.
- Trung dược học: Người tân dịch không đủ dùng thận trọng.
- Bản thảo kinh sơ: Phàm người bệnh đại tiện khô ráo, tiểu nước ngắn ít, chuột rút do hàn, tỳ hư không thấp kỵ vậy. Đàn bà có thai cấm dùng.
- Bản thảo thông huyền: Hạ lợi hư mà hạ hãm, không nên dùng vậy.

 - Dùng thuốc phân biệt -
Ý dĩ nhân và Phục linh: Công năng gần như giống nhau, đều lợi thủy tiêu thũng, thấm thấp, kiện Tỳ. Tuy nhiên Ý dĩ nhân tính mát mà thanh nhiệt, bài trừ mủ mà tiêu ung nhọt, còn chuyên trừ tý. Mà Phục linh tính bình, vã lại bổ ích Tâm Tỳ, ninh Tâm an thần.

 - Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học:
- Bổn phẩm hàm chứa chất dầu béo, coixenolide, colxan A, B, C và amino acid, vitamin B1 v.v…(Trung dược học).
- Nhân hạt hàm chứa protein 16,2%, chất béo 4, 65%, carbohydrate 79,17 %, lượng ít vitamin B1 (330 vi lượng%). Hạt hàm chứa amino acids (là leucine, lysine, arginine (Arg), tyrosine v.v…), coixol, coixenolide, hợp chất triterpenoid (Trung dược đại từ điển).
2. Tác dụng dược lý:
- Thuốc sắc Ý dĩ nhân, cồn và chất chiết acetone có tác dụng ức chế rõ đối với tế bào ung thư. Coixenolide có tác dụng ức chế đối với tiểu trường. Dầu béo của nó có thể làm hạ thấp đường huyết và canxi huyết thanh, và có tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh, giảm đau (Trung dược học).
- Chất chiết cồn Dĩ nhân tiêm vào xoang bụng có tác dụng ức chế rõ rệt ung thư bụng nước Ehrlich (Ehrlich ascites carcinoma) ở chuột con, và có thể kéo dài thời gian sinh tồn động vật (Dược học văn trích (5) : 129, 1960)

 - Bài thuốc cổ kim tham khảo -

+ Phương 1:
Trị bệnh tòan thân đau nặng, phát sốt, quá trưa phát nặng, gọi là Phong thấp, bệnh này thương tổn do ra mồ hôi gặp phải gió, hoặc tổn thương lâu ngày bị lạnh gây ra: Ma hòang (bỏ mắt) nửa lượng (nước sôi ngâm), Cam thảo 1 lượng (chích), Ý dĩ nhân nửa lượng, Hạnh nhân 10 cái (Bỏ vỏ, đầu nhọn, sao). Thuốc trên nghiền như hạt đậu mè, mỗi lần uống 4 chỉ, nước 1 chén rưỡi, nấu còn 8 phân, bỏ bã uống ấm, có chút mồ hôi tránh gió.
(Kim qủy yếu lược – Ma hòang Hạnh nhân Ý dĩ Cam thảo thang)

+ Phương 2:
Trị phong thấp tý khí, chi thể nuy tý, lưng cột sống mỏi đau: Ý dĩ nhân 1 cân, Tang kí sinh thật, Đương qui thân, Xuyên Tục Đọan, Thương truật (tẩm nước gạo sao) đều 4 lượng. Phân làm 16 tể, sắc nước uống.
(Quảng tế phương).

+ Phương 3:
Trị phong thấp lâu ngày, bổ chính khí, lợi ruột bao tử, tiêu thủy thũng, trừ tà khí trong ngực, trị gân mạch co rút: Ý dĩ nhân nghiền bột, cùng gạo tẻ nấu cháo, ngày ngày ăn vậy.
(Cương mục: Ý dĩ nhân chúc).

+ Phương 4:
Trừ phong thấp, mạnh gân xương, kiện Tỳ Vị: Bột Ý dĩ nhân, cùng Khúc mễ cất rượu, hoặc túi đựng nấu rượu uống vậy.
(Cương mục).

+ Phương 5:
Trị thủy thũng suyễn gấp: Úc lý nhân 2 lượng, nghiền, lọc lấy nước, nấu cơm Ý dĩ nhân, ngày ăn 2 lần vậy.
(Độc hành phương).

+ Phương 6:
Trị phế nuy nhổ máu mủ: Ý dĩ nhân 10 lượng, chày giã vụn, nước 3 thăng, sắc 1 thăng, bỏ vào chút ít rượu uống vậy.
(Mai sư tập nghiệm phương).

+ Phương 7:
Trị Phế ung khạc máu: Ý dĩ nhân 3 đài. Giã nát, nước 2 chén lớn, cho vào chút ít rượu, phân 2 lần uống.
(Tế sinh phương)

+ Phương 8:
Trị sa thạch nhiệt lâm, đau không chịu được: Ngọc thuật (hạt, lá, rễ đều có thể dùng), nước sắc uống nóng, tháng hè uống lạnh, lấy thông làm độ.
(Dương thị kinh nghiệm phương).

+ Phương 9:
- Chủ trị: Màng bao tinh hòan ứ dịch.
- Thành phần: Sinh Ý dĩ 40g, Biển súc 30g
- Cách dùng: Sắc nước phân 3 lần uống, uống liền 7 ngày.


+ Phương 10:
- Chủ trị: Bướu giáp.
- Thành phần: Ý dĩ nhân 50g, Hải đới 30g, Bạch giới tử 10g (vải gói). Đậu hủ trắng 2 miếng.
- Cách dùng: Thêm nước nấu cách thủy cho nhừ, bỏ Bạch giới tử, phân 2 lần uống.


+ Phương 11:
Da sần sùi lấy ý dĩ nhân sao khô, nghiền thành bột, 01 ngày 3 lần, mỗi lần uống 2 muổng cafe, kiên trì 2 tuần, có thể làm cho da dẻ mịn màng. Phương này trị mụn cóc cũng có hiệu quả.


+ Phương 12:
Mụn cóc dùng Ý dĩ nhân
Lấy ý dĩ 50g, sau khi nấu chín (hạt Ý dĩ vừa mới nở bung ra), cho thêm chút đường trắng, ăn hết Ý dĩ và nước, mỗi ngày 1 thang, trẻ em tùy theo bệnh tình mà giảm liều.


+ Phương 13: Ung thư bao tử dùng Gạo lức, Ý dĩ nhân, Đậu đỏ
Ung thư bao tử lấy Gạo lức, Ý dĩ nhân, Đậu đỏ theo tỷ lệ 5:3:2, dùng nồi áp suất nấu chín, làm món ăn chính, có hiệu quả.


+ Phương 14:
Trong thời gian dùng hóa trị cấp cho thuốc sữa Ý dĩ nhân, điều trị ung thư thực quản, ung thư bao tử, ung thư kết, trực tràng có hiệu quả tốt.
(Tạp chí ung bướu 200, 3: 232)

+ Phương 15:
Dùng nước đường (xi rô) Ý dĩ nhân, trong 100g hàm chứa lượng thuốc sống tương đương 50g, uống, mỗi lần uống 20 ~ 40 ml, mỗi ngày 3 lần, trẻ co châm chước giảm. Lâm sàng dùng thử vào ung thư phổi, ung thư ruột, ung thư bao tử, ung thư cổ tử cung, ung thư thượng bì màng nhung mao v.v…có hiệu quả.
(Kháng nham Trung thảo dược chế tể 182, 1984)

+ Phương 16:
Ý dĩ nhân, Đại thanh diệp, Bản lam căn, Thăng ma, sắc nước uống, điều trị hột cơm mềm (molluscum contagiosum) truyền nhiễm, hột cơm bẹt có hiệu quả tốt.
(Lâm sàng bì phu khoa tạp chí, 1985, 6: 341)

+ Phương 17:
Ý dĩ nhân sắc nước uống có thể điều trị viêm túi họat dịch đốt xương chậu.
(Tạp chí Trung y, 1987, 1: 66)

(Biên dịch Lương Y Trần Hòang Bảo )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét