- Tên và nguồn gốc - |
+ Tên thuốc: Bạch tiên bì (Xuất xứ: Dược tính luận). + Tên khác: Bắc tiên bì (北鲜皮), Bạch tiên (白鲜), Bạch tiển (白藓), Bạch thiên (白膻), Bạch dương tiên (白羊鲜), Kim tước nhi tiêu (金雀儿椒), Địa dương thiên ( 地羊膻), Bát khuê ngưu (八圭牛), Dã hoa tiêu (野花椒), Bát cổ ngưu (八股牛). + Tên Trung văn: 白鲜皮 BAIXIANPI + Tên Anh Văn: Densefruit Pittany Root-bark, Root-bark of Densefruit Pittany + Tên La tinh: 1.Dictamnus dasycarpus Turcz.2.Dictamnus angustifolius G.Don ex Sweet. + Nguồn gốc: Là vỏ rễ của Bạch tiên thực vật họ Vân Hương (Rutaceae). |
- Phân bố - |
Các vùng Đông Bắc, Hà Bắc, Hà Nam, An Huy, Giang Tô, Giang Tây, Tứ Xuyên, Qúy Châu, Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông Cổ v.v…(Trung Quốc). |
- Thu hoạch - |
Phương bắc vào 2 mùa Xuân, Thu thu họachi, phương nam vào hè thu họach. Sau khi đào lên, rửa sạch đất, bỏ rễ râu và vỏ thô, thừa lúc còn tươi mổ dọc, rút lấy lõi cây, phơi khô. |
- Bào chế - |
Nhặt sạch tạp chất, bỏ vỏ thô, rửa sạch, ngấm ướt qua, cắt lát, phơi khô. - Đắc phối bản thảo: Trộn rượu sao |
- Tính vị - |
- Trung dược đại từ điển: Đắng mặn, lạnh - Trung dược học: Đắng, lạnh. - Bản kinh: Vị đắng, lạnh. - Biệt lục: Mặn, không độc. - Bản thảo thuật: Đắng, hơi mặn, hơi cay. |
- Qui kinh - |
- Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tỳ, Vị.
Trung dược học: Vào kinh Tỳ, Vị, Bàng quang.
- Cương mục: Vào kinh Túc thái âm, Dương minh, kiêm vào Thủ thái âm, Dương minh.
- Bản thảo nguyên thủy: Vào kinh Phế, Tiểu trường.
- Bản thảo tòng tân: Vào Tỳ, Vị, kiêm Bàng quang, Tiểu trường.
|
- Công dụng và chủ trị - |
Trừ phong táo thấp, thanh nhiệt, giải độc. Trị phong nhiệt nhọt độc, ghẻ lở, da ngứa chẩn, phong thấp tý thống, hòang đản. - Bản kinh: Chủ đầu phong, hòang đản, ho nghịch, lâm lịch, con gái trong âm sưng đau, không thể co duỗi, dậy dừng, đi bộ. - Biệt lục: Trị tứ chi không yên, thời hành trong bụng quá nóng, uống nước, muốn chạy, hô to, trẻ con động kinh, đàn bà sản hậu còn đau. - Dược tính luận: Trị tất cả chứng nhiệt độc phong, sợ gió, phong sang, ghẻ lở đỏ lóet, da gấp, tráng nhiệt ghét lạnh; chủ giải nhiệt hòang, tửu hòang, cấp hòang, cốc hòang, lao hòang v.v… - Binh bộ thủ tập phương: Trị Phế thấu. - Nhật hoa tử bản thảo: Thông khớp xương, lợi 9 khiếu và huyết mạch, và tất cả phong tý gân xương yếu mỏi, thông thủy khí tiểu trường, thiên hành thời tật, đầu đau mắt nhức. Vỏ rễ tốt, công dụng của hoa như trên. - Bản thảo nguyên thủy: Trị tất cả chứng ghẻ lở, dhét gió, dương mai, các chứng nhọt nhiệt độc. |
- Liều dùng và cách dùng - |
Sắc uống, 5 ~ 10g. dùng ngòai lượng thích hợp. |
- Kiêng kỵ - |
- Trung dược đại từ điển: Chứng hư hàn kỵ uống. - Trung dược học: Người Tỳ, Vị hư hàn dùng thận trọng. - Bản thảo kinh tập chú: Ghét Phiêu tiêu, Cát cánh, Phục linh, Tỳ giải - Bản thảo kinh sơ: Người hạ bộ hư hàn, tuy có chứng thấp chớ dùng. |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1: Trị tạng Phế phong nhiệt, độc khí công bì phu ngứa ngáy, hung cách không lợi, thời phát phiền táo: Bạch tiên bì, Phòng phong, Nhân sâm, Tri mẫu (sấy), Sa sâm đều 1 lượng, Hòang cầm (bỏ tim đen) 3 phân. Sáu vị trên giã sàng nghiền nhỏ. Mỗi lần uống thìa 2 chỉ, sắc đến 6 phân, uống ấm, sau bửa ăn trước khi đi ngủ. (Thánh tể tổng lục – Bạch tiên bì tán)
+ Phương 2:
Trị dịch hạch đã có hạch, mủ máu ra: Bạch tiên bì, nấu uống 1 thăng. (Bổ khuyết trửu hậu phương)
+ Phương 3:
Trị sản hậu trúng phong, người yếu không thể uống thuốc khác được: Bạch tiên bì 3 lượng. dùng nước 3 thăng, nấu lấy 1 thăng, phân uống. Người chịu rượu có thể rượu, nước bằng nhau nấu vậy.
(Tiểu phẩm phương – Nhất vật bạch tiên thang).
(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét