Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Bồ công anh ( 蒲公英 )

 Tên và nguồn gốc -
 + Tên thuốc: Bồ công anh (Xuất xứ: Bản thảo đồ kinh).
 + Tên khác: Phù công anh (凫公英), Bồ công thảo (蒲公草), Giảng nhục thảo (耩褥草), Bộc công giáp (仆公荚), Bộc công anh (仆公罂), Địa đinh (地丁),  Kim trâm thảo (金簪草),  Bột bột đinh thái (孛孛丁菜), Hòang hoa địa đinh (黄花地丁), Bồ công đinh (蒲公丁) v.v…
 + Tên Trung văn: 蒲公英 PUGONGYIN
 + Tên Anh Văn: MongolianDandelionHerb
 + Tên La tinh: 1.Taraxacum mongolicum Hand.- Mazz.2.Taraxeamum jsinicum Kitag.3.Taraxacum ohwianum Kitam.4.Taraxacum heterolepis Nakai et H..Koidz.5.Taraxacum asiatisc Dadlst.[T. leucan-thum (Ledeb.) Ledeb.]6.Taraxacum erpyhropodium kitag.
+ Nguồn gốc: Là tòan thảo luôn rễ của Bồ công anh thực vật họ Cúc.mposite).

Bồ công anh Taraxacum mongolicum Hand
 - Dược liệu -

Dược liệu Bồ công anh
Rễ khô, hơi hình nón, cong ngoằn ngòeo, dài 4 ~ 10cm, mặt ngòai sắc nâu, nhăn teo, phần đầu rễ có những lông nhung màu nâu hoặc máu trắng vàng hoặc đã rơi rụng. Lá mảnh nhỏ dài nhăn teo thành đám hoặc thành cuộn cong. Mặt ngòai sắc nâu xanh hoặc sắc xanh tro, mặt sau lá gân chính rõ. Có lúc có hoa tự hình đầu không hòan chỉnh. Mùi nhẹ, vị hơi đắng.
Dùng lá nhiều, sắc xanh tro, rễ hòan chỉnh là tốt. Đại bộ phận tòan quốc (Trung quốc) đều có sản xuất.
 - Phân bố môi trường sống -
Sinh trưởng ở bãi cỏ sườn núi, vệ đường, giữa bãi cát bờ sông và đồng hoang. Đại bộ phận các vùng tòan quốc (Trung Quốc) đều có phân bố. Đại bộ phận các vùng tòan quốc đều có sản xuất
 - Thu hái -
Xuân, hè trước lúc hoa nở hoặc lúc mới nở hoa móc lấy luôn rễ, bỏ sạch đất, phơi khô.
 - Bào chế -
Bỏ sạch tạp chất, rửa sạch đất, cắt đọan, phơi khô.
 - Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: Đắng, ngọt, lạnh.- Trung dược học: Đắng, ngọt, lạnh.
- Đường bản thảo: Vị ngọt, bình, không độc.
- Lý Cảo: Hơi đắng, lạnh.
- Bản thảo thuật: Ngọt, bình hơi lạnh.
- Thường dùng trung thảo dược thủ sách - Bộ đội Quảng Châu: Vị ngọt, lạnh.
 - Qui kinh -
- Trung dược đại từ điển: Vào kinh Can, Vị.
- Trung dược học: Vào kinh Can, Vị.
- Lý Cảo: Kinh Túc thiếu âm.
- Bản thảo diễn nghĩa bổ dị: Vào kinh Dương minh, Thái âm.
- Công dụng và chủ trị -
Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tán kết.
Trị viêm tuyến vú cấp tính, viêm tuyến limphô, tràng nhạc, đinh độc nhọt sưng, viêm ké6 mạc cấp tínn, phát sốt cảm, viêm Amidan cấp tính, viêm phế quản cấp, viêm bao tử,viêmgan, viêm túi mật, nhiễm trùng đường tiểu.
- Đường bản thảo: Chủ đàn bà vú ung nhọt sưng.
- Bản thảo đồ kinh: Đắp nhọt, lại trị ác thích và hồ niệu thích.
- Bản thảo diễn nghĩa bổ dị: Hóa nhiệt độc, tiêu ác sưng kết hạch, giải độc thức ăn, hóa trệ khí.
- Điền Nam bản thảo: Đắp các chứng nhọt sưng độc, chốc ghẻ nhọt lở; trừ phong, tiêu các chứng nhọt độc, tán kết hạch tràng nhạc; ngừng tiểu ra máu, trị ngũ lâm lung bế, lợi bàng quang.
- Cương mục: Đen râu tóc, mạnh gân xương.
- Y lâm tỏan yếu: Bổ Tỳ Vị, tả hỏa, thông nước sữa, trị ế cách.
- Cương mục thập di: Trị tất cả các vết thương rắn trùng độc.
- Tùy tức cư ẩm thực phổ: Thanh Phế, lợi thấu hóa đàm, tán kết tiêu ung, dưỡng âm lương huyết, thư cân chắc răng, thông sữa ích tinh.
- Lĩnh nam thái dược lục: Nướng giòn tồn tính, rượu tồng uống, điều trị Vị quản thống.
- Sơn Đông Trung dược: Là thuốc giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt. Trị hòang đản, mắt đỏ, tiểu tiện không lợi, đại tiện bí kết.
- Thường dùng trung thảo dược thủ sách - Bộ đội Quảng Châu: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết lợi niệu, thúc sữa. Trị đinh nhọt, da lở lóet, bệnh mắt sưng đau, tiêu hóa không tốt, tiện bí, vết thương cắn của trùng rắn, nhiễm trùng đường tiểu.
- Thượng Hải thường dùng Trung thảo dược: Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu hõan tả. Trị cảm mạo phát sốt, viêm Amidan, viêm họng cấp tính, viêm phế quản cấp, lưu hỏa, viêm tuyến limp ha, mắt đỏ phong hỏa, viêm bao tử, viêm gan, viêm tủy xương.
 
- Liều dùng và cách dùng -
Sắc uống 9 ~ 15g. Dùng ngòai thứ tươi lượng thích hợp, giã đắp hoặc sắc nước nóng xông rửa chổ đau.
 
- Kiêng kỵ -
- Trung dược học: Liều dùng quá lớn có thể gây tiêu chảy nhẹ.
- Trung Hoa bản thảo: Người dương ngoại hàn, Tỳ vị hư nhược kỵ dùng.
- Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học: 
Tòan thảo Bồ công anh hàm chứa Taraxasterol, Choline, Inulin và Pectin v.v…
Trong rễ Bồ công anh dùng thuốc thực vật đồng thuộc hàm chứa Taraxol. Taraxerol, ψ-taraxasterol, taraxasterol, βAmyrin, Stig-masterol, β-Sitosterol, sinkaline, organic acid, fructose, sucrose, glucose, glycoside cùng nhựa cây, rubber v.v…
Trong lá hàm chứa Lutein, Violaxanthin, Plastoquinone , vitamin C_50~70 milligram/100g và vitaminD_5~9 milligram/100g.
Trong hoa hàm chứa Arnidiol, Xanthin và flavoxanthin。
Trong phấn hoa hàm chứa β-sitosterol, 5α-Stigmast-7-en-3β-ol, folic acid (FA) và vitamin C。
Trong đài hoa sắc xanh hàm chứa phylloquinone。
Trong thân hoa hàm chứa β-sitosterol và β-amyrin。
Bổn phẩm lại hàm chứa Coumestrol, lactoflavin 1.43 microgramme/ gram và renieratene7.7~8.8 milligram% (Trung dược đại từ điển).
2. Tác dụng dược lý: 
 Thuốc ngâm và thuốc sắc bổn phẩm đối với khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, khuẩn liên cầu tan máu, khuẩn cầu catarrh có tác dụng ức chế khá mạnh, đối với khuẩn song cầu, trực khuẩn lỵ flexneri, trực khuẩn mủ xanh và leptospira v.v…cũng có tác dụng ức chế nhất định, và giữ TMP (trimethoprim) có tác dụng tăng hiệu quả. Còn có tác dụng lợi mật bảo hộ gan, chống nội độc tố và lợi niệu, hiệu quả lợi mật của nó so với thuốc sắc Nhân trần rõ rệt hơn. Chất chiết nước của bộ phận trên mặt đất Bồ công anh có tác dụng làm tăng họat tính đại thực bào, có tác dụng chống u bướu (tumor). Thí nghiệm ngài cơ thể hiển thị bổn phẩm có khả năng kích thích công năng miễn dịch của cơ thể (Trung dược học)
 - Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:Trị vú ung nhọt: Bồ công anh (rửa sạch cắt nhỏ), Nhẫn đông đằng cùng sắc nước thang đặc, cho vào chút ít rượu giúp vậy, uống xong, muốn ngủ, là công hiệu của nó vậy.
(Bản thảo diễn nghĩa bổ dị) 

+ Phương 2:
Trị viêm tuyến vú cấp tính: Bồ công anh 2 lượng, Hương phụ 1 lượng. Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần.
(Nội Mông Cổ - Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tinh tuyển).

+ Phương 3:
Trị sản hậu không tự cho con bú, sữa chứa tích, kết thành ung nhọt: Bồ công anh giã nát đắp lên, ngày 3, 4 lần thì yên vậy.
(Mai sư tập nghiệm phương).

+ Phương 4:
Trị cam sang đinh nhọt độc: Bồ công anh giã nước đắp vậy, riêng giã thêm nước, hòa rượu sắc uống, lấy mồ hôi.
(Cương mục).

+ Phương 5:
Trị nhọt độc (ác sang) nhiều năm và sưng độc rắn cắn: Bồ công anh giã nát dán.
(Cứu cấp phương).

+ Phương 6:
Trị viêm gan: Rễ khô Bồ công anh 6 chỉ, Nhân trần hao 4 chỉ, Sài hồ, Sơn chi tử, Uất kim, Phục linh đều 3 chỉ. Sắc uống.
(Nam Kinh địa khu thường dùng Trung thảo dược).

+ Phương 7:
Viêm túi mật: Bồ công anh 1 lượng. Sắc uống.
(Nam Kinh địa khu thường dùng Trung thảo dược).

+ Phương 8:
Trị viêm bao tử mạn tính, lóet dạ dày: Rễ khô Bồ công anh, Địa du căn lượng bằng nhau, nghiền bột, mỗi lần uống 2 chỉ, 1 ngày 3 lần, nước gừng tống uống.
(Nam Kinh địa khu thường dùng Trung thảo dược).

+ Phương 9:
- Chủ trị: Viêm túi mật cấp tính hoặc viêm túi mật mạn tính phát tác cấp tính.
- Thành phần: Bồ công anh 30g, Nhân trần 30g, Uất kim 9g.
- Cách dùng: Sắc nước uống.

+ Phương 10:
- Chủ trị: Chứng mắt lồi do công năng tuyến giáp trạng phát triển quá mức bình thường.
- Thành phần: Bồ công anh 60g.
- Cach dùng: Sắc nước thành 2 chén, uông ấm 1 chén, riêng 1 chén thừa lúc còn nóng xông rửa chổ bệnh.

+ Phương 11:
- Chủ trị: Họng đau
- Thành phần: Bồ công anh 30g (thứ tươi 60g)
- Cách dùng: Sắc nước uống. Đồng thời dùng nước muối nhạt, mỗi ngày 3 ~ 4 lần.
http://baoanduong.com/#/BaiThuoc/103

+ Phương 12:
- Chủ trị: Tị sang (gần cạnh trước lỗ mũi da sưng đỏ, lóet, kết vảy, nóng ngứa, phát tác nhiều lần).
- Thành phần: Bồ công anh 20g, Dã cúc hoa 15g, Kim ngân hoa 10g.
- Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

+ Phương 13:
Dùng Bồ công anh cùng dùng với Sơn tra, Tang kí sinh, Hòang kì, Ngũ vị tử,  điều trị 37 ca mỡ máu cao, trong đó 35 ca đều thu hiệu quả tốt.
(Tân Trung y, 1988, 2 : 28)

+ Phương 14:
Dùng riêng Bồ công anh phối ngũ với Ô mai, Đại hòang, Ngũ vị tử v.v…sắc nước uống, điều trị 44 ca viêm gan B, 36 ca HBsAg chuyển âm tính, hiệu quả tốt.

+ Phương 15:
Dùng Bồ công anh với Đại hòang, Phục linh, Sa nhân sắc nước uống, điều trị 42 ca viêm bao tử bề mặt, hiệu quả rõ 36 ca, hữu hiệu 5 ca.

(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét