Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Bạch truật ( 白术 )

- Tên và nguồn gốc -
+ Tên thuốc: Bạch truật (Xuất xứ: Đào Hoằng Cảnh).
+ Tên khác: Sơn kế (山蓟), Dương bão kế (杨抱蓟), Thuật (术), Sơn giới (山芥), Thiên kế (天蓟), Sơn khương (山姜), Khất lực già (乞力伽), Sơn tinh (山精), Sơn liên (山连), Đông bạch truật (冬白术).
+ Tên Trung văn: 白术 BAIZHU
+ Tên Anh Văn:  Largehead Atractylodes Rhizome, Rhizome of Largehead Atractylodes
+ Tên La tinh: Atractylodes macrocephala Koidz. [A-tractylis macrocephala (Doidz.) Hand.-Mand.-Mazz.]
+ Nguồn gốc: Là thân rễ của Bạch truật thực vật họ Cúc (Composite).

Bạch truật Atractylodes macrocephala Koidz.
 - Thu hoạch -
Tiết sương giáng (vào ngày 23 hoặc 24 tháng 10) đến lập đông (tiết bắt đầu mùa đông vào khoảng tháng mười âm lịch), bỏ đi lá thân và đất, sấy khô hoặc phơi khô, rồi bỏ đi râu rễ là được. Lọai sấy khô gọi là Hồng truật; lọai phơi khô gọi là Sinh sái truật, cũng gọi là Đông truật.
 
 - Phân bố -
Chủ yếu sản xuất ở các vùng Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam v.v…(Trung Quốc).
                   



Dược liệu Bạch truật                                    




Dược liệu Bạch truật phiến



- Bào chế -
- Sinh Bạch truật: Lựa sạch tạp chất, dùng nước ngâm, thời gian ngâm nên căn cứ theo mùa, thay đổi khí hậu và kích cở Bạch truật mà nắm vững thích hợp, sau khi ngâm vớt ra, ngấm ướt, cắt lát, phơi khô.
- Sao Bạch truật: Trước lấy vỏ trấu rắc vào trong chảo nóng, đợi lúc khói bốc lên, lấy Bạch truật phiến đổ vào sao đến sắc vàng nhạt, lấy ra, sau khi sàng bỏ vỏ trấu để nguội. (Cứ mỗi 100g Bạch truật phiến, dùng vỏ trấu 10 cân).
- Tiêu bạch truật: Lấy bạch truật phiến bỏ vào trong chảo dùng lửa nhỏ sao đến sắc vàng cháy sém, phun dội nước sạch, lấy ra hong klhô.
Thổ sao Bạch truật: Lấy Phục long can nghiền bột, để vào trong nối sao nóng, cho vào Bạch truật phiến, sao đến lúc mặt ngòai có màu đất lấy ra, sàng bỏ đất, để nguội. (Cứ mỗi 100 cân Bạch truật, dùng Phục long can 20 cân).
 
 - Tính vị -
Trung dược đại từ điển: đắng, ngọt, ấm.- Trung dược học: Ngọt, đắng, ấm.
- Bản kinh: Vị đắng, ấm.
- Dược tính luận: Vị ngọt, cay, không độc.
- Biệt lục: Ngọt, không độc
 
 - Qui kinh -
Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tỳ, Vị.- Trung dược học: Vào kinh Tỳ, Vị.
- Thang dịch bản thảo: Vào kinh Thủ thái dương, Thiếu âm, Túc dương minh, Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm.
- Bản thảo mông thuyên: Vào 4 kinh Tâm, Tỳ, Vị, Tam tiêu.
 
 - Công dụng và chủ trị -
Bổ Tỳ, ích Vị, táo thấp, hòa trung, an thai.
Trị Tỳ Vị khí yếu, không muốn ăn uống, biếng mỏi ít hơi, hư trướng, tiêu chảy, đàm ẩm, thủy thũng, hòang đản, thấp tý, tiểu tiện không lợi, đầu chóang, tự ra mồ hôi, thai khí bất an.
- Bản kinh: Chủ phong hàn thấp tý, tử cơ, co giật, đản, cầm mồ hôi, trừ nhiệt tiêu thực.
- Biệt lục: Chủ đại phong tại thânm thể và mặt, phong hoa mắt đầu đau, chảy nước mắt, tiêu đàm nước, trục phong thủy kết sưng ở trong khỏang da, trừ cấp đầy dưới tâm, cùng hoắc lọan thổ hạ không ngừng, lợi huyết ở khỏan eo lưng rốn, ích tân dịch, ấm vị, tiêu thức ăn thèm ăn.
- Dược tính luận: Chủ đại phong ngoan tý, khí lỵ nhiều năm, tâm bụng trướng đau, phá tiêu thức ăn qua đêm, khai vị, trừ đàm dãi, trừ hàn nhiệt, ngừng hạ tiết, chủ mặt sáng hớn hở, …., trị thủy thũng trướng đầy, ngừng ẩu nghịch, trong bụng lạnh đau, thổ tả không ngừng, và vị khí hư lãnh lỵ.
- Đường bản thảo: Lợi tiểu tiện.
- Nhật hoa tử bản thảo: Trị tất cả các chứng phong, ngũ lao thất thương, khí lạnh bụng trướng, bổ lưng gối, tiêu đờm, trị thủy khí, lợi tiểu tiện, ngừng phản vị nôn nghịch, và gân xương mềm yếu, hiền phích (hạch ở bẹn, hòn trong bụng) khí khối, đàn bà lãnh trưng hà (trong bụng tích hòn rắn chắc ở một chổ gọi là trưng, tán tụ không được gọi là hà), ôn tật, sơn lam chướng khí, trừ phiền sinh cơ.
- Y học khải nguyên: Trừ thấp ích táo, hào trung ích khí, ôn trung, trừ thấp trong Tỳ Vị, trừ Vị nhiệt, mạnh Tỳ Vị, tiến ăn uống, hoa Vị, sanh tân dịch, chủ cơ nhiệt, tay chân mệt mỏi, mắt không muốn mở, lười biếng ham nằm, không muốn ăn uống, ngừng khát, an thai.
- Lý Cảo: Trừ các chứng thấp trong kinh mà  lý Tỳ Vị.
- Vương Hảo Cổ: Lý trung ích Tỳ, bổ Can phong hư, chủ mạnh gốc lưỡi, ăn thì ói, vị quản đau, thân thể nặng, dưới tâm cấp đau, dưới tâm thủy bĩ, xung mạch là bệnh, nghịch khí lý cấp, bụng rốn đau.
- Bản thảo diễn nghĩa bổ di: Có mồ hôi thì ngứng, không mồ hôi thì phát. Có thể tiêu hư đàm.
 
 - Dùng thuốc phân biệt -
Bạch truật và Thương truật, thời xưa không phân, gọi chung là “ Truật”, hậu thế dần dần phân biệt cho vào thuốc. Hai vị thuốc đều có 2 lọai công hiệu chủ yếu là kiện Tỳ và táo thấp. Bạch truật dùng kiện Tỳ bổ khí là chủ, dùng nhiều vào Tỳ hư thấp khốn thiên về chứng hư; Thương truật đắng ấm táo thấp là chủ, thích hợp dùng vào thấp trọc nội trở,
 
 - Cách dùng và liều dùng -
Sắc uống 6 ~ 12g. Dùng sao có thể tăng cường tác dụng bổ khí kiện Tỳ, cầm tiêu chảy.
 
- Kiêng kỵ -
Trung dược đại từ điển: Người âm hư táo khát, khí trệ trướng muộn kỵ dùng.- Trung dược học: Bổn phẩm tính thiên ôn táo, bệnh nhiệt tổn thương tân dịch và âm hư táo khát không nên dùng.
- Bản thảo kinh tập chú: Phòng phong, Địa du làm sứ của nó.
- Bản thảo hóa nghĩa: Phàm uất kết khí trệ, trướng ngạt tích tụ, suyễn rống nghẽn tắc, bao tử đau do hỏa, ung nhọt nhiều mủ, người ốm đen khí thực gây đầy, đều nên kỵ vậy.
 
- Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học: 
- Bổn phẩm hàm chứa dầu bay hơi, trong dầu chủ yếu có atractylone, atractylol, atractylon, aunipercamphor, atractylolide v.v…, và hàm chứa có thành phần fructose, synanthrin, soluble polysaccharide, nhiều lọai amino acids và vitamin A v.v... (Trung dược học).
 - Hàm chứa dầu bay hơi 1,4 %, thành phần chủ yếu là atractylol, atractylone,và hàm chứa vitamin (Trung dược đại từ điển).
2. Tác dụng dược lý: 
Bạch truật có tác dụng điều tiết hướng đôi đối với họat động của ruột, lúc ruột hưng phấn có tác dụng ức chế, mà lúc ruột ức chế có tác dụng hưng phấn; có tác dụng phòng trị bao tử lóet thực nghiệm, có tác dụng cường tráng; có thể xúc tiến tăng gia thể trọng của chuột con; có thể xúc tiến hợp thành albumin ruột non rõ rệt; có thể xúc tiến công năng miễn dịch tế bào; có tác dụng tăng bạch cầu nhất định; còn có khả nang bảo vệ gan, lợi mật, lợi tiểu, giáng đường huyết, chống đông máu, kháng khuẩn, chống khối u. Dầu bay hơi Bạch truật có tác dụng trấn tĩnh Trung dược học).
3. Nghiên cứu lâm sàng:
Theo báo cáo, trị xơ gan bụng nước dùng Bạch truật 30 ~ 60g, viêm gan kéo dài dùng Bạch truật 30g, ung thư gan nguyên phát dùng Bạch truật 60 ~ 100g, Tỳ hư thấp trở dùng Tiêu bạch truật (Bạch truật cháy xém), âm hư Tân dịch hao tổn dùng Bạch truật sống, phối ngũ theo chứng, thu được hiệu quả điều trị khá tốt (An Huy Trung y học viện học báo, 1984, 2: 25).
 
- Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:Trị hư yếu gầy khô, ăn mà không hóa: Ư truật (tẩm rượu, 9 lần hấp 9 lần phơi) 1 cân, Thỏ ty tử (rượu nấu nhả tơ, phơi khô) 1 cân, tất cả nghiền bột, mật hòan, lớn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 2, 3 chỉ.
(Cương mục thập dị)

+ Phương 2:
Trị Tỳ hư trướng đầy: Bạch truật  2 lượng, Quất bì 4 lượng nghiền bột, vẩy nước hồ hòan, lớn như hạt ngô đồng. Cứ mỗi trước bửa ăn Mộc hương làm thang tống uống 30 hòan.
(Tòan sinh chỉ mê phương – Khoan trung hòan)

+ Phương 3:
Trị bĩ (khối cứng), tiêu thực mạnh Vị: Chỉ thực (cám sao màu vàng), bạch truật 2 lượng. Thuốc trên nghiền cực mịn. Mỗi lần uống 50 hòan, nước sôi trắng uống, bất cứ lúc nào, liều tùy theo tổn thương nhiều hay ít, gia giảm mà uống vậy.
(Lan thất bí tàng – Tích truật hòan)
+ Phương 4:
Dùng ăn tư bổ , ngừng tiết lỵ lâu ngày: Bạch truật lọai tốt 10 lượng, cắt mỏng, bỏ vào trong nồi sành, nước ngập qua 2 thốn, lửa nhỏ mạnh sắc đến 1 nửa, nghiêng nước đổ vào đồ đựng, dùng bã sắc lại, như thế 3 lần, bèn lấy nước trước và sau cùng nấu thành cao, bỏ vào trong đồ đựng 1 đêm, nghiêng bỏ nước trong ở trên, lấy vậy. Mỗi lần uống 2, 3 thìa, nước mật điều uống.
(Thiên kim lương phương - Bạch truật cao)
+ Phương 5:
Trị Tỳ hư tiêu chảy: Bạch truật 1 lượng, Thược dược nửa lượng (mùa đông không dùng Thược dược, gia Nhục đậu khấu, tiêu chảy càng hiệu quả). Thuốc trên nghiền bột, cháo hòan.
(Đơn Khê tâm pháp – Bạch truật hòan)
+ Phương 6:
Trị trẻ con bị tiêu chảy lâu ngày, tỳ hư không ăn uống vào, hoặc ăn xong tiêu chảy như trước, thức ăn không tiêu: Bạch truật 1 phần (nước gạo tẩm 1 giờ, cắt, sấy khô), Bán hạ 1 chỉ rưỡi (ngâm rửa 7 lần), Đinh hương nửa chỉ (sao).
Thuốc trên nghiền nhỏ, nước gừng tươi tự nhiên làm hòan, lớn như hạt kê. Cứ trẻ nửa tuổi 3 hòan, 3 ~ 5 tuổi 5, 7 hòan, nước gừng tươi nhạt uống, sớm tối 1 lần.
(Tiểu nhi vệ sinh tổng vi luận phương – Ôn bạch hòan)
+ Phương 7:
Trị thấp tả, thử tả: Bạch truật, Xa tiền tử lượng bằng nhau, sao nghiền bột, nước sôi trắng uống 2, 3chỉ.
(Giản tiện phương)

+ Phương 8:
Trị trường phong trĩ lậu, thóat giang ỉa ra máu, sắc mặt vàng héo, nhiều năm lâu không khỏi: Bạch truật 1 cân (nước vo gạo nếp ngâm 3 ngày, cắt nghiền nhỏ, sao cháy sém nghiền bột), Can địa hòang nửa cân (rửa sạch, dùng chén đựng để vào nồi đất hấp nhừ nghiền nhỏ). Thuốc trên trộn nhau, nếu cứng , nhỏ chút ít rượu, tay hòan lớn như hạt ngô đồng, sấy khô. Mỗi lần uống 15 hòan, bụng đói uống với nước cháo, thêm đến 20 hòan.
(Phổ tế phương – Hương truật hòan)
+ Phương 9:
Chỉ truật hòan: Chỉ thực 2 chỉ, Bạch truật 4  chỉ. Sắc nước uống, hoặc làm hòan nước sôi tống uống. Có tác dụng kiện Tỳ, tiêu trướng. Dùng vào chứng Tỳ hư tiêu hóa không tốt, ăn uống ngừng trệ, mà thấy quản phúc trướng đầy. Đối với bệnh viêm bao tử mạn tính, ăn uống kém, hoặc xơ gan thời kỳ đầu, sườn đau gan to, tiêu hóa không tốt mạn tính v.v…có hiệu quả điều trị nhất định. Nếu gia vào Mạch nha, Lục khúc, lực tiêu thực đạo trệ càng mạnh; nếu kiêm đờm ẩm đình bên trong, khí trệ bĩ muộn, có thể gia Bán hạ chế, Trần bì v.v…Phương này lực tiêu tích đạo trệ khá yếu, lấy kiện Tỳ làm chủ.
(Trung y phương dược học  )

+ Phương 10:
Trị trúng thấp, khẩu cấm, không biết người: Bạch truật nửa lượng, rượu 3 chén. Sắc 1 chén, uống liền: Không thể uống rượu dùng nước thay vậy. Ban ngày 3 lần, đêm 1 lần.
(Tam nhân phương – Bạch truật tửu)

+ Phương 11:
Trị đột nhiên váng đầu hoa mắt, lâu ngày không khỏi, tay chân dần gầy yếu, ăn không có mùi vị, thích ăn đất vàng: Bạch truật 3 cân, Khúc 3 cân. 2 vị trên trộn sàng hòa rượu, và tay vê hòan như hạt ngô, phơi khô. Uống 20 viên, ngày 3 lần. Kỵ đào, mận, thịt chim sẻ v.v…
(Ngọai đài)

+ Phương 12:
Trị phong hư, đầu nặng hoa mắt, rất đắng, không biết vị thức ăn.
Hõan cơ, bổ trung, ích tinh khí: Bạch truật  2 lượng, Phụ tử 1 trái rưỡi (nướng bỏ vỏ), Cam thảo 1 lượng (chích). 3 vị trên, cắt, mỗi lần thìa 5 chỉ, gừng 5 lát, táo 1 trái, nước 1 chén rưỡi, sắc 7 phân, bỏ bã, uống ấm.
(Cận hiệu phương)

+ Phương 13:
Trị tự ra mồ hôi không ngừng: Bạch truật bột, uống thìa 1 tấc vuông, ngày 2 lần.
(Thiên kim phương)

+ Phương 14:
Trị ra mồ hôi trộm: Bạch truật 4 lượng , phân làm 4 phần, 1 phần dùng Hòang kì sao cùng, 1 phần dùng Thạch hộc sao cùng, 1 phần dùng Mẫu lệ sao cùng, 1 phần dùng vỏ trấu sao cùng. Thuốc trên đều sao qua sắc vàng, bỏ thuốc thừa. Chỉ dùng Bạch truật, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 chỉ, bắp làm thang điều uống, trong vòng 4 lượng.
( Đơn Khê tâm pháp)

+ Phương 15:
Trị già trẻ do hư ra mồ hôi: Bạch truật 5 chỉ, Tiểu mạch 1 dúm, nước nấu khô, bỏ đi Mạch, nghiền bột, dùng Hòang kì làm thang uống 1 chỉ.
(Tòan ấu tâm giám)

+ Phương 16:
Trị sản hậu nôn nghịch không ăn: Bạch truật 5 chỉ, Gừng 6 chỉ. Sắc nước, từ từ uống ấm.
(Phụ nhân lương phương)

+ Phương 17:
Trị phụ nhân huyết hư cơ nhiệt, hoặc Tỳ hư chưng nóng, hoặc nội nhiệt hàn nhiệt: Bạch truật, Bạch phục linh, Bạch thược dược (sao) đều 1 chỉ, Cam thảo (sao) 5 phân, gừng, táo, sắc nước.
(Phụ nhân lương phương – Khất lực già tán)

+ Phương 18:
Trị cứ  3 ngày phát sốt rét : Cữu chế ư truật 1 cân, Quảng bì 8 lượng. Nấu cao, dùng di đường 4 lượng thu vào.
(Cổ kim lương phương)

+ Phương 19:
Trị 2 đầu của  4 ngày sốt rét, 1, 2 năm đến 3, 4 năm không khỏi, hoặc khỏi lại tái phát, liên miên không thôi: Ư truật 1 lượng, gừng già 1 lượng. Sắc nước, phát ban ngày canh năm uống ấm, nặng uống 2 lần.
(Cương mục thập di)

+ Phương 20:
Trị răng mỗi ngày dài ra, dần dần sưng tấy, khó mở miệng để ăn uống, tràn che tủy gây nên: Chỉ uống Bạch truật là khỏi.
(Hạ tử ích trị kỳ tật phương)

+ Phương 21:
Trị trẻ em chảy dãi: Sanh bạch truật giã nát, thêm nước và đường ăn, bỏ trên nồi hấp nước, phân lần uống, mỗi ngày dùng 3 chỉ.
(Giang tô Trung y 12: 1, 1965)
(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét