- Tên và nguồn gốc - |
+ Tên thuốc: Họat thạch (Xuất xứ: Bản kinh). + Tên khác: Dịch thạch (液石), Cộng thạch (共石), Thóat thạch(脱石), Phiên thạch (番石), Tịch lãnh (夕冷), Thúy thạch (脆石), Lưu thạch(留石), Họa thạch(画石). + Tên Trung văn: 滑石 HUASHI + Tên Anh văn: Talc, Talc powder + Tên La tinh:Talc + Nguồn gốc: Là thể hình khối của Họat thạch khóan vật lọai silicate. |
- Phân bố - |
Chủ yếu sản xuất ở các vùng Sơn Đông, Giang Tây, Sơn Tây, Liêu Ninh v.v. của Trung Quốc. |
- Thu hoạch - |
Cả năm có thể lấy. Sau khi lấy, bỏ sạch đất, đá tạp. Hoặc lấy cục Họat thạch cạo sạch, dụng máy nghiền bột nghiền bột, sau khi qua rây nhỏ tức thành Họat thạch phấn. |
- Bào chế - |
Rửa sạch. Đập thành cục nhỏ, hoặc nghiền thành bột mịn, hoặc thủy phi. - Lôi Công bào chích luận: Dùng Họat thạch trắng, dùng dao cạo sạch, nghiền bột, Mẫu đơn bì cùng nấu 1 giờ (nhất phục thời), bỏ Mẫu đơn bì, lấy Họat thạch, lấy nước đãi gạn qua, phơi khô dùng. |
- Tính vị - |
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, nhạt, lạnh. - Trung dược học: Ngọt, nhạt, lạnh. - Bản kinh: Vị ngọt, lạnh. - Biệt lục: Đại hàn, không độc. - Bản thảo kinh sơ: Vị ngọt nhạt, khí hàn , vô độc. |
- Qui kinh - |
- Trung dược đại từ điển: Vào kinh Vị, Bàng quang - Trung dược học: Vào Kinh Bàng quang, Phế, Vị. - Thang dịch bản thảo: Vào kinh Túc thái dương. - Lôi công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Vị, Bàng quang. - Bản thảo kinh sơ: Vào kinh Túc dương minh, Thù thiếu âm, Thái dương, Dương minh. |
- Công hiệu - |
Lợi niệu thông lâm, thanh nhiệt giải thử. |
- Công dụng và chủ trị - |
1. Nhiệt lâm, thạch lâm, niệu nhiệt rít đau: Họat thạch tính hàn lợi khiếu, hàn tắc thanh nhiệt, cho nên năng thanh thấp nhiệt Bàng quang mà thông lợi thủy đạo, là thuốc thường dùng trị chứng lâm, nếu thấp nhiệt hạ chú mà tiểu tiện bất lợi, nhiệt lâm và niệu bế v.v…thường cùng dùng với Mộc thông, Xa tiền tử, Cù mạch v.v…, như Bá chính tán (Hòa tể cục phương); Nếu dùng trị thạch lâm, có thể phối dùng với Hải kim sa, kim tiền thảo v.v… 2. Thử thấp, thấp ôn: Bổn phẩm ngọt nhạt mà hàn, tức năng lợi thủy thấp, còn năng giải thử nhiệt, là thuốc thường dùng trị thử thấp. Nếu thấp nhiệt phiền khát, tiểu tiện ngắn đỏ, có thể cùng dùng với Cam thảo, tức Lục nhất tán ( Thương hàn tiêu bản); Nếu thấp ôn mới phát và thử ôn kèm thấp, đầu đau sợ lạnh, người nặng ngực buồn bực, mạch huyền tế mà nhu, thì phối dùng với Ỳ dĩ nhân, Bạch khấu nhân, hạnh nhân v.v…, như Tam nhân thang (Ôn bệnh điều biện). 3. Thấp sang, chàm (thấp chẩn), rôm sảy: Bổn phẩm dùng ngòai có tác dụng than nhiệt thu thấp liễm sang. Điều trị thấp sang, thấp chẩn, có thể đơn dụng hoặc với Khô phàn, Hòang bá lnghiền bột, rải rắc chổ bệnh; Như rôm sảy có thể phối hợp với Bạc hà, Cam thảo v.v…chế thành thuốc dùng ngòai Phi tử phấn. |
- Liều dùng và cách dùng - |
Uống trong 10 ~ 20g. nên gói sắc. Dùng ngòai lượng thích hợp. |
- Kiêng kỵ - |
- Trung dược đại từ điển: Người Tỳ hư khí nhược, tinh hoạt và bệnh nhiệt hao tổn tân dịch kỵ dùng. Phụ nữ có thai dùng thận trọng. - Trung dược học: Tỳ hư, bệnh nhiệt tổn thương tân dịch cùng với phụ nữ có thai kỵ dùng. |
- Nghiên cứu hiện đại - |
1. Thành phần hóa học: Chủ yếu hàm chứa magnesium metasilicate, trong đó MgO31.7%,monox 63.5%,nước 4.8%。Thông thường 1 phần MgO là FeO thay đổi nhau. Ngòai ra còn chứa tạp chất alumina v.v…(Trung dược đại từ điển). 2. Tác dụng dược lý: a.- Tác dụng bảo hộ da và niêm mạc: Họat thạch phấn do bởi hạt nhỏ, tổng diện tích lớn, có thể hút lượng lớn chất kích thích hóa học hoặc chất độc, vì thế lúc rải rác phân bố mặt ngòai tổ chức phát viêm hoặc tổn thương, có tác dụng bảo hộ; Lúc uống trong ngòai bảo hộ niêm mạc ruột bao tử phát viêm mà còn phát huy trấn ói, cầm tiêu chảy ra, còn có thể ngăn ngừa hấp thu chất độc trong đường ruột bao tử. Họat thạch cũng không phải là hòan tòan vô hại, trong bụng, trực tràng, âm đạo v.v… có thể gây u hạt (granuloma). b. - Tác dụng kháng khuẩn: Dùng phép bàn đo cho môi trường nuôi cấy hàm chứa Họat thạch 10%, có tác dụng ức chế trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn phó thương hàn A; Dùng phương pháp phiến giấy thì chỉ tác dụng ức chế khuẩn độ nhẹ đồi với khuẩn cầu viêm màng não 3. Nghiên cứu lâm sàng: Theo báo cáo dùng Bồ hòang, Họat thạch phấn, uống trong, trị viêm thận tiểu cầu cấp tính, viêm thận bể thận cấp mạn tính, viêm bàng quang cấp, viêm niệu đạo, sỏi đường tiết niệu hoặc chứng xuất huyết hệ tiết niệu tính đọan phát khác, có hiệu quả (Tạp chí Trung y 1988, 7 : 43). |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1: Trị mình nóng ói lỵ tiêu chảy, hạ lỵ đỏ trắng, lung bế, thạch lâm; sinh tân dịch, khứ lưu kết, tiêu súc thủy, chỉ khát khoan trung, trừ phiền nhiệt tâm táo, bụng trướng đau tức, miệng lở, răng cam ăn, trúng thử, thương hàn, dịch lệ: Họat thạch 6 lượng, Cam thảo 1 lượng (chích). Thuốc trên nghiền bột. Mỗi lầ uống 3 chỉ, nước ấm điều uống, ngày 3 lần. Duy phụ nữ có thai không nên uống, họat thai vậy. + Phương 2: Trị nhiệt lâm, tiểu tiện đỏ rít nóng đau: Họat thạch 4 lượng. Gĩa sàng làm bột. Mỗi lần uống thìa 2 chỉ, sắc Mộc thông làm thang điều uống, không câu nệ thời gian. (Thánh tể tổng lục – Họat thạch tán). + Phương 3: Họat thạch bột 1 thăng, dùng nước Xa tiền thoa 4 bên rốn, mỗi cạnh vuông 1 tấc vuông, nóng tức yên vậy, mùa đông nước hòa cũng được. (Sản nhũ tập nghiệm phương) + Phương 4: Trị bệnh lạ nhiệt độc, mắt đỏ mũi căng, suyễn to, tòan thân ra ban, lông tóc như sắt, là do trong nhiệt, độc khí kết ở hạ tiêu: Họat thạch, Bạch phàn đều 1 lượng. Nghiền bột, làm 1 lần uống, sắc 3 chén, sắc còn nửa chén, uông không thôi vậy. (Hạ tử ích trị kỵ tật phương) + Phương 5: Trị trẻ con thể nhiệt rôm sảy lở: Họat thạch 3 lượng, Bạch phàn khôi 1 lượng, Lá táo 4 lượng. Thuốc trên giã sàng làm bột. Trước dùng nước ấm rửa lở, sau lấy thuốc rịt vậy. (Thánh huệ phương). + Phương 6: Trị ngón chân nứt lóet: Họat thạch 1 lượng, Thạch cao (nung) nửa lượng, Khô phàn chút ít. Nghiền thấm vào, cũng trị vùng âm hạ mồ hôi ướt. (Tần Hồ tập giản phương). + Phương 7 : -Thành phần: Thạch vi 25g, Vương bất lưu hành 50g, Hoạt thạch 30g, Trạch tả, Xa tiền tử, Trầm hương (không có Trầm hương có thể dùng Mộc hương) mỗi vị 15g, Ðơn sâm, Hải kim sa, Ngưu tất mỗi vị 20g. -Cách dùng: Đem thuốc trên sắc nước, phân 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang. -Hiệu quả trị liệu: Dùng thuốc trên điều trị bệnh nhân Tiết niệu kết sỏi 47 ca, trong đó trị khỏi 44 ca; vô hiệu 3 ca. Trong ca bệnh trị khỏi, có 4 ca tái phát, tiếp tục uống phương này vẫn được trị khỏi. (Còn bổ sung và cập nhật tiếp) Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo – |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét