Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Mật mông hoa ( 密蒙花 )

- Tên và nguồn gốc: -
- Tên thuốc: Mật mông hoa (Xuất xứ: Khai bảo bản thảo)
- Tên khác: Tiểu cẩm hoa (小锦花), Mông hoa (蒙花), Hoàng phạn hoa (黄饭花), Ngật đáp bì thụ hoa (疙瘩皮树花), Kê cốt đầu hoa (鸡骨头花).
- Tên Trung văn: 密蒙花 Mimenghua
- Tên Anh văn:FlowerofPaleButterflybush,PaleButterflybushFlower
- Tên La tinh: Dược liệu FlosBuddlejae; nguồn gốc thực vật BuddleiaofficinalisMaxim.
- Nguồn gốc: Là nụ hoa hoặc hoa khô ráo của Mật mông hoa thực vật họ Mã tiền (Loganiaceae).
- Phân bố -
Phân bố các vùng Phúc kiến, Qủang Đông, Qủang Tây, Hồ Nam, An Huy, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Qúy Châu, Vân Nam, Cam Túc v.v…  
- Thu hoạch -
Giữa tháng 2 ~3 lúc hoa chưa nở, hái lấy búp hoa mọc chùm, bỏ sạch tạp chất cành nhánh v.v…, phơi khô.
 - Bào chế -
Nhặt bỏ tạp chất, sàng sạch bụi đất. 
 - Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, mát.
- Trung dược học: Ngọt, hơi hàn.
- Khai bảo bản thảo: Vị ngọt, bình hơi hàn, không độc.

 
- Qui kinh -
- Trung dược học: Vào kinh Can, Đởm.
- Vương Hảo Cổ: Vào kinh Can.
 - Công dụng và chủ trị -
Khư phong, lương huyết, nhuận Can, sáng mắt.
Trị mắt đỏ sưng đau, nhiều nước mắt sợ ánh sáng, thanh manh (tăng nhãn áp) ngăn che, phong huyền lạn nhãn.
Thanh Can sáng mắt: Bổn phẩm là thuốc chuyên dùng nhãn khoa, dùng vào bệnh mắt do huyết hư Can nhiệt, thường phối hợp với Câu kỷ tử, Thỏ ty tử. Trị bệnh mắt do kinh Can thực nhiệt thừơng phối hợp với Thanh tương tử, Cúc hoa v.v…
- Khai bảo bản thảo: Chủ thanh manh (cườm nước) che ngoài, đỏ rít nhiều dử nước mắt, tiêu mạch máu đỏ trong mắt, trẻ con phu đậu(麸豆) và cam khí công lên mắt.
- Lưu Hoàn Tố: Trị chói mắt sợ ánh sáng.
- Vương Hảo Cổ: Nhuận Can táo.
 - Cách dùng và liều dùng -
- Trung dược học: Sắc nước uống, 9 ~ 15g.
 - Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hoá học: Trong bông hoa hàm chứa nhiều loại flavonoid như bud- dleo-glucoside,  acacetin v.v…(Trung dược đại từ điển).
2. Tác dụng dược lý: Bổn phẩm hàm chứa acacetin có tác dụng dạng vitamin P, có thể giảm nhẹ chứng viêm tính formaldehyde, có thể giáng thấp tính gìon và tính thông thấu của da và mạch máu ruột non, có tác dụng giải cơn co giật và lợi mật, lợi tiểu độ nhẹ (Trung dược học).
3. Nghiên cứu lâm sàng: 
Dùng Mật Mông Hoa, Mộc tặc, Thạch quyết minh, Cúc hoa, nghiền nhỏ, sắc nước uống, điều trị bệnh mắt như viêm kết mạc, mây che giác mạc, đục thủy tinh thể v.v… có hiệu quả (Thiểm Tây Ninh Thanh Trung thảo dược tuyển, 1971)
 - Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:
Trị mắt có màng che: Mật mông hoa, Hoàng bá căn (rửa cắt) đều 1 lượng. 2 vị trên giã rây làm bột, mật luyện làm hoàn, lớn như hạt ngô đồng.
Mỗi lần uống 10 ~ 15 hoàn, sau bửa ăn. Lúc đi ngủ nước chín uống, hoặc sắc nước kẹo mạch nha uống.
(Thánh tể tổng lục - Mật mông hoa hoàn)

+ Phương 2:

Trị mắt sợ ánh sáng, Can đởm hư tổn, con ngươi không trong: Mật mông hoa, Khương hoạt, Cúc hoa, Mạn kinh tử, Thanh tương tử, Mộc tặc, thạch quyết minh, Tật lê, Câu kỉ tử. Thuốc trên các vị phân lượng bằng nhau, làm bột, mỗi lần uống 3 chỉ, sau bửa ăn với nước chè xanh.
(Ngân hải tinh vi - Mật mông hoa tán)

(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét