- Tên và nguồn gốc - |
+ Tên thuốc: Ngưu bàng tử (Xuất xứ: Bản thảo đồ kinh). + Tên khác: Ác thực (恶实), Thử Niêm tử ( 鼠粘子, 黍粘子), Đại lực tử (大力子) , Biên bức thích (蝙蝠刺), Mao nhiên nhiên tử (毛然然子), Hắc phong tử (黑风子), Mao trùy tử (毛锥子), Niêm sang tử ( 粘苍子), Thử tiêm tử (鼠尖子), Loan ba câu tử (弯巴钩子), Vạn bả câu (万把钩), Đại ngưu tử (大牛子), Ngưu tử (牛子). + Tên Trung văn: 牛蒡子 NIUBANGZI + Tên Anh Văn: Great Burdock Achene, Achene of Great Burdock + Tên La tinh: Arctiumlappa L. + Nguồn gốc: Là quả của Ngưu bàng thực vật họ Cúc (Composite). |
- Phân bố - |
Các nơi Hà Bắc, Cát Lâm, Liêu Ninh, Triết Giang, Hắc Long Giang v.v…Ngòai ra Tứ Xuyên, Hà Nam, Hồ Bắc, Thiểm Tây v.v… cũng có sản xuất. Đông Bắc sản lượng khá lớn, Triết Giang chất lượng sản phẩm khá tốt (Trung Quốc). |
- Thu hoạch - |
Tháng 8~9 lúc quả đã chín, thu hái phân nhóm, phơi khô, lấy quả, bỏ tạp chất, lại phơi đến khô hòan tòan. Dùng sống hoặc dùng sao vàng. |
- Bào chế - |
- Ngưu bàng tử: Nhặt bỏ tạp chất, sàng đi vụn đất. - Ngưu bàng tử sao: Lấy Ngưu bàng tử sạch, bỏ vào trong nối, dùng lửa nhỏ sao đến hơi phồng, mặt ngòai sắc hơi vàng và hơi có mùi thơm, lấy ra để nguội. - Lôi công bào chích luận: Phàm sử dụng Ác thực, chọn nhặt thứ sạch, đừng đề có tạp chất, sau đó dùng rượu trộn hấp, đợi trên có sương trắng mỏng lại hiện ra, dùng vải lau, sau đó sấy khô, đừng giã như bột dùng. |
- Tính vị - |
- Trung dược đại từ điển: Cay đắng, mát. - Trung dược học: Cay, đắng, lạnh. - Biệt lục: Vị cay, bình. - Bản thảo thập di: Vị đắng. - Y học khải nguyên: “Chủ trị bí yếu” : Cay, ấm. - Dược phẩm hóa nghĩa: Cay, hơi lạnh. |
- Qui kinh - |
- Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Vị. - Trung dược học: Vào kinh Phế, Vị. - Bản thảo kinh sơ: Vào kinh Thủ thái âm, Túc dương minh. - Dược phẩm hóa nghĩa: Vào 2 kinh Can, Phế. |
- Công dụng và chủ trị - |
Sơ tán phong nhiệt, tuyên Phế thấu chẩn, tiêu sưng giải độc. Trị ho phong nhiệt, cổ họng sưng đau, ban chẩn không thấu, phong chẩn gây ngứa, nhọt sưng lở đôc. - Biệt lục: Sáng mắt bổ trung, trừ phong thương. - Dược tính luận: Trừ các chứng phong, lợi lưng gối, lại tan các chứng phiền nhiệt độc các khớp gân xương. - Thực liệu bản thảo: Sao qua dùng bột, sắc 3 thìa thay trà, thông lợi tiểu tiện. - Bản thảo thập di: Chủ phong độc sưng, các chứng nuy. - Y học khải nguyên: Tiêu lợi yết cách. “Chủ trị đài yếu”: Nhuận Phế tán khí. - Lý Cảo: Trị phong thấp ẩn chẩn, yết hầu phong nhiệt, tán độc các chứng nhọt sưng lóet, lợi khí ngưng trệ lưng gối. - Cương mục: Tiêu ban chẩn độc. |
- Liều dùng và cách dùng - |
Sắc uống 6 ~ 12g. Dùng sao có thể làm giảm bớt tính họat trường và đắng lạnh của nó. |
- Kiêng kỵ - |
- Trung dược học: Bổn phẩm tính hàn họat trường thông tiện, người khí hư đại tiện lỏng nên cẩn thận dùng. - Bản thảo kinh sơ: Đậu sang gia duy chỉ thích hợp với chứng huyết nhiệt tiện bí, nếu người khí hư sắc trắng đại tiện tự lợi hoặc tiêu chảy, cẩn thận chớ dùng vậy. Sa chẩn không kị tiết tả, vì thế dùng không ngại. Ung nhọt đã vỡ, không tiện bí không nên uống. |
- Nghiên cứu hiện đại - |
1. Thành phần hóa học: Bổn phẩm hàm chứa Arctinn, dầu béo, lappaol, vitamin A, vitamin B1 và alkaloid v.v…(Trung dược học). 2. Tác dụng dược lý: Thuốc sắc Ngưu bàng tử đối khuẩn song cầu viêm phổi có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt. Thuốc ngâm nước đối với lại nhiều lọai chân khuẩn ngòai da gây bệnh có tác dụng ức chế không cùng trình độ. Ngưu bàng tử có tác dụng giải nhiệt, lợi niệu, giáng thấp đường huyết,chống u bướu. Arctinn có tác dụng chống biến đổi bệnh lý thận, đối với chuột lớn bệnh thận thực nghiệm có thể ức chế tăng gia bài tiết protein, và có thể cải thiện chỉ tiêu sinh hóa huyết thanh (Trung dược học). |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1:Sơ phong tắc nghẽn nước dãi nhổ nhiều, cổ họng mạng ngực không lợi: Ngưu bàng tử (sao qua), Kinh giới tuệ đều 1 lượng, Cam thảo (chích) nửa lượng. Hợp lại nghiền bột, sau bửa ăn tối đi ngủ nước sôi uống 2 chỉ, nên thong thả lấy hiệu quả. (Bản thảo diễn nghĩa) + Phương 2: Trị phong nhiệt bế tắc cổ họng, khắp thân phù thũng: Ngưu bàng tử 1 hợp, nửa sống nửa chín, chày nghiền, rượu nóng điều uống thìa 1 chỉ. (Kinh nghiệm phương) + Phương 3: Trị phong nhiệt khách đánh bác thượng tiêu, huyền ung sưng đau: Ác thực (sao), Cam thảo (sống) đều 1 lượng. Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần uống thìa 2 chỉ, nước 1 chén, sắc 6 phân, lập tức ngậm vậy, lâu tốt nuốt xuống. (Phổ tế phương – Khải quan tán) + Phương 4: Trị da dẻ phong nhiệt, khắp người sinh ẩn chẩn: Ngưu bàng tử, Phù bình lượng bằng nhau. Dùng Bạc hà làm thang điều uống 2 chỉ, ngày 2 lần. (Dưỡng sinh tất dụng phương) + Phương 5: Trị phong sưng ban độc gây ngứa: Ngưu bàng tử, Huyền sâm, Cương tàm, Bạc hà đều 5 chỉ. Nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3 chỉ, nước sôi trắng uống. (Phương mạch chánh tông) + Phương 6: Trị đàm đau đầu: Tuyền phúc hoa 1 lượng, Ngưu bàng tử 1 lượng (sao qua). Thuốc trên giã nhỏ sàng tán, dùng nước trong trà lạp diện điều uống 1 chỉ. (Thánh huệ phương) + Phương 7: Trị đau đầu luôn tròng mắt, và mắt tối mờ không sáng: Ngưu bàng tử, Thương nhỉ tử, Cam cúc hoa đều 3 chỉ. Sắc nước uống. (Phương mạch chính tông) + Phương 8: Trị phong nhiệt thành lịch tiết, công ngón tay làm đỏ sưng tê, công vai lưng 2 gối, gặp hè nóng hoặc đại tiện bí thì phát tác: Ngưu bàng tử 3 lượng (sao cách giấy), Tân đậu xị (sao), Khương họat (bỏ mầm) đều 1 lượng, Can sinh địa hòang 2 lượng rưỡi, hòang kì 1 lượng rưỡi (chích mật). Thuốc trên nghiền nhỏ, thang điều uống 2 chỉ, bụng đói uống trước bửa ăn, ngày 3 lần. (Bản sự phương – Ngưu bàng tử tán)
+ Phương 9:
Trị đầu mặt phong nhiệt, hoặc cổ gáy đàm độc, phong nhiệt răng ung nhọt: Ngưu bàng tử, Bạc hà, Kinh giới, Sơn chi, Đan bì, Thạch hộc, Nguyên sâm, Hạ khô thảo, sắc nước uống. (Dương khoa tâm đắc tập – Ngưu bàng giải cơ thang) + Phương 10: Trị phong răng sâu răng đau: Ngưu bàng tử sao, sắc nước ngậm súc nhổ vậy. (Diên niên thang) + Phương 11: - Chủ trị: Ho phong nhiệt. - Thành phần: Ngưu bàng tử 12g, Tang diệp 15g, Liên tiền thảo 15g. - Cách dùng: Sắc nước uống.http://baoanduong.com/#/BaiThuoc/458
+ Phương 12: - Chủ trị: Thiên đầu thống, cùng tròng mắt đau.
- Thành phần: Ngưu bàng tử, Cúc hoa, Thương nhỉ tử đều 9g. - Cách dùng: Sắc nước uống. + Phương 13: -Thành phần: Kim ngân hoa 20g, Liên kiều 16g, Kinh giới 6g, Bạc hà 6g, Cát cánh 12g, Xạ can 12g, Huyền sâm 12g, Cam thảo 4g, Ngưu bàng tử 12g, Hòang cầm 12g. - Gia giảm: * Sốt cao sợ lạnh gia: Thạch cao 30g, Tri mẫu 12g. - Cách dùng: Sắc uống, ngày 1 thang. - Chứng thích ứng: Viêm Amidan, viêm họng cấp mạn tính. - Kiêng cử: Không ăn đồ cay nóng chiên xào, ớt tiêu. - Hiệu quả điều trị: Đã dùng điều trị nhiều ca, liên tục hiệu quả. Bệnh đang hành sốt, sợ lạnh uống 1 ~2 thì hết sốt, làm việc bình thường, uống tiếp 10 ~ 12 thang bệnh khỏi.
(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật - Lương Y Trần Hòang Bảo |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét