Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Nhục thung dung ( 肉苁蓉 )

- Tên và nguồn gốc -
+ Tên thuốc: Nhục thung dung (Xuất xứ: Bản kinh).
+ Tên khác: Nhục tùng dung (肉松蓉),Tung dung (纵蓉),Địa tinh (地精), Kim duẩn (金笋),Đại vân (大芸).
Tên Trung văn: 肉苁蓉 ROUCONGRONG
Tên Anh Văn: all-grass of Desertliving Cistanche
Tên La tinh: Cistanche deserticola Y. C. Ma.
Nguồn gốc: Là thân chất thịt của Nhục thung dung hoặc Thung dung, Mê nhục dung v.v… thực vật họ Liệt đương (Orobanchaceae).

Nhục thung dung Cistanche deserticola Y.C.Ma


Dược liệu Nhục thung dung

 
 - Phân bố -
Chủ yếu sản xuất ở các vùng Nội Mông Cổ, Cam Túc, Tân Cương, Thanh Hải v.v… (Trung Quốc).
 
 - Thu hoạch -
Mùa xuân lúc mầm chưa ra khỏi đất hoặc lúc vừa ra khỏi đất đào móc lên, bỏ đi cụm hoa.
 
 - Bào chế -
Cắt lát dùng sống, hoặc chế rượu dùng.
 - Tính vị -
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, chua, mặn, ấm.
- Trung dược học: Ngọt, mặn, ấm.
- Bản kinh: Vị ngọt, hơi ấm.
- Biệt lục: Chua mặn, không độc.
- Bản thảo chính: Vị ngọt mặn hơi cay chua, hơi ấm.
- Ngọc thu dược giải: Ngọt mặn, khí bình.
 
 - Qui kinh -
- Trung dược đại từ điển:: Qui kinh Thận, Đại trường.
- Trung dược học: Qui kinh Thận, Đại trường.
- Bản thảo kinh sơ: Vào Thận, Tâm bào lạc, Mệnh môn.
- Bản thảo kinh giải: Vào kinh Túc quyết âm Can, kinh Túc Thái âm Tỳ, kinh Túc thiếu âm Thận.
- Ngọc thu dược giải: Vào Túc quyết âm Can, Túc thiếu âm Thận, kinh Thủ Dương minh Đại trường.
 
 - Công dụng và chủ trị -
Bổ Thận, ích tinh, nhuận táo, họat trường. Trị đàn ông dương nuy, đàn bà không con, đái hạ, huyết băng, lưng gối lạnh đau, huyết khô đại tiện bí.
- Bản kinh: Chủ ngũ lao thất thương, bổ trung, trừ hàn nhiệt đau trong âm hành, dưỡng ngũ tạng, cường âm, ích tinh huyết, phụ nữ trưng hà.
- Biệt lục: Trử tà khí bàng quang, đau eo lưng, cầm lỵ.
- Dược tính luận: Ích tủy, đẹp nhan sắc, kéo dài tuổi thọ, trị phụ nữ huyết băng, tráng dương, đại bổ ích, chủ xích bạch hạ.
- Bản thảo kinh sơ: rượu trắng nấu nhừ liền ăn, trị người già tiện bí táo kết.
 
 - Liều dùng và cách dùng -
Sắc uống 10 ~ 15g.
 - Kiêng kỵ -
- Trung dược đại từ điển: Người vị nhược, đại tiện lỏng, tướng hỏa vượng kỵ dùng.
- Trung dược học: Bổn phẩm có thể trợ dương, họat trường, cho nên người âm hư hỏa vượng và đại tiện tiết tả không nên dùng. Trường Vị thực nhiệt và đại tiện bí kết cũng không nên uống.
- Bản thảo mông thuyên: Kỵ qua đồ sắt.
- Bản thảo kinh sơ: Tiết tả cấm dùng, trong thận có nhiệt, cường dương dễ hưng khởi mà tinh bất cố kỵ vậy.
- Dược phẩm hóa nghĩa: Tướng hỏa vượng, ngưới Vị trường yếu  kỵ dùng.
- Đắc phối bản thảo: Kỵ đồng, sắt. Hỏa thịnh tiện bí, tâm hư khí trướng, đều cấm dùng.
 
 - Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học: 
- Nhục thung dung hàm chứa lượng ít alkaloid và chất trung tính kết phẩm. Mê Nhục thung dung hàm chứa alkaloid (Trung dược đại từ điển).

2. Tác dụng dược lý:
 
Chất chiết ngâm cồn lõang Nhục thung dung cho vào nước uống nuôi chuột lớn còn nhỏ, thể trọng tăng nhanh so với tổ đối chiếu. Thí nghiệm thuốc ngâm nước, ethanol – dịch chiết ngâm nước  và dịch chiết ngâm ethanol vào động vật gây mê như chó, thỏ v.v…,chứng minh có tác dụng giáng áp. Nhục thung dung có tác dụng xúc tiến phân tiết nước bọt và tê liệt hô hấp, thành phần xúc tiến phân tiết nước bọt là lọai chất  dạng Organic acid, thành phần tê liệt hô hấp khả năng là Glycosides (Trung dược đại từ điển).
3. Nghiên cứu lâm sàng: 
Điều trị u cơ tử cung có hiệu quả rõ rệt.
(Tạp chí Trung y Triết Giang , 1993, 1: 20)
 
 - Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:Trị đàn ông ngũ lao thất thương, âm nuy không khởi, lâu ngày có 10 năm, ngứa thấp, tiểu tiện lâm lịch nhỏ giọt, lúc tiểu vàng lúc đỏ: Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Xà sàng tử, Ngũ vị tử, Viễn chí, Tục đọan, Đỗ trọng đều 4 phân. Thuốc trên 7 vị, giã sàng, mật hòa làm hòan như hạt ngô đồng, lúc trời sáng uống 5 hòan, ngày lại uống.
(Y tâm phương – Nhục thung dung hòan) 

+ Phương 2:
Trị hạ bộ hư tổn, trong bụng đau nhức, không thích ăn uống, bình bổ: Nhục thung dung 2 cân, ngâm rượu 3 ngày, cắt nhỏ, sấy khô, giã sàng làm bột, phân 1 nửa, nấu rượu làm cao, và 1 nửa cho vào trong cối, giã hòan lớn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20 hòan, thêm đến 30 hòan, uống với rượu nóng hoặc nước cơm, trước bửa ăn lúc bụng đói.
(Thánh tể tổng lục – Nhục thung dung hòan)
+ Phương 3:
Trị hư tổn, ấm hạ nguyên, ích tinh tủy, lợi lưng gối: Nhục thung dung (rượu ngâm 1 đêm, cạo đi vỏ nhân, nướng khô), Xà sàng tử, Viễn chí (bỏ tâm), Ngũ vị tử, Phòng phong (bỏ đầu mầm), Phụ tử (say cháy nứt, bỏ vỏ, núm), Thỏ ty tử (rượu ngâm 3 ngày, phơi khô, giã riêng thành bột), Ba kích, Đỗ trọng (bỏ vỏ thô, nướng hơi vàng, cát nhỏ) đều 1 lượng. Thuốc trên giã sàng làm bột, luyện mật hòa hòan lớn như hạt ngô đồng. Mỗi ngày bụng đói, dùng rượu nóng uống 20 hòan, dần dần thêm đến 40 hòan là độ.
(Thánh Huệ Phương – Nhục thung dung hòan)

+ Phương 4:
Trị Thận hư bạch trọc: Nhục thung dung, Lộc nhung, Sơn dược, Bạch phục linh lượng bằng nhau. Tán bột, hồ gạo làm hòan lớn như hạt ngô đồng. Táo làm thang mỗi lần uống 30 hòan.
(Thánh tể tổng lục)
+ Phương 5:
Trị phát hãn lợi tiểu tiện tân dịch mất, đại phủ bí kết, người già, người hư yếu có thể dùng: Nhục thung dung (ngâm rượu, sấy) 2 lượng, Trâm hương (nghiền riêng) 1 lượng. Thuốc trên nghiền bột, dùng nước Ma tử nhân làm hóan, lớn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 70 hòan, dùng nước cớm tống uống lúc bụng đói.
(Tế sinh phương – Nhuận trường hòan)

+ Phương 6:
Trị cao tuổi huyết dịch khô héo, đại tiện bí kết, trong ngực phiền muộn: Đại nhục thung dung 3 lượng, rượu trắng ngâm, rửa sạch vảy giáp, cắt lát, nước sôi 3 chén, sắc 1 chén, liền uống.
(Y học quảng kí bút)

+ Phương 7:
Trị tiêu trung dễ đói: Nhục thung dung, Sơn thù, Ngũ vị tử nghiền bột, mật hòan lớn như hạt ngô đồng. uống với nước muối mỗi lần lần 20 hòan.
(Y học chỉ nam)
(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật - Lương Y Trần Hòang Bảo
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét