- Tên và nguồn gốc - |
+ Tên thuốc: Sung úy tử (Xuất xứ: Bản kinh). + Tên khác: Ích mẫu thảo tử (益母草子), Khổ thảo tử (苦草子), Tiểu hồ ma (小胡麻), Dã hòang ma (野黄麻), Lục giác thiên ma (六角天麻), Sung ngọc tử (茺玉子). + Tên Trung văn: 茺蔚子 CHONGWEIZI + Tên Anh Văn: MotherwortFruit + Tên La tinh: Dược liệu FructusLeonuri; LeonurusheterophyllusSweet nguồn gốc thực vật. + Nguồn gốc: Là quả đã chín khô ráo của Ích mẫu thảo Leonurus japonicus Houtt. thực vật họ Hình môi (Labiatae). |
- Thu hái - |
Tháng 8 ~ 10 lúc quả đã chín cắt lấy cả gốc cây (gốc cây ở trên đất), phơi khô, đánh cho rơi quả, nhặt đi cành lá, sàng bỏ tạp chất. |
- Dược liệu - |
Quả khô hình 3 góc, 1 mặt hơi rộng, tựa như hình cắt bằng; 1 mặt khác hẹp dần mà nhọn cùn, dài 2 ~ 3mm, độ chừng 1,5mm. Mặt ngòai sắc tro nâu, có chấm màu đậm, không bóng láng, hoặc hơi xù xì. Mặt cắt ngang có hình tam giác. Quan sát dưới kính phóng đại, có thể thấy ngòai vỏ sắc nâu đen; phôi nhũ cực mỏng, sắc tro, bám trên vỏ; lá mầm sắc tro trắng, chất dầu. Không mùi, vị đắng. Dùng hạt lớn chắc nẩy, không tạp chất là tốt. Tòan quốc (Trung Quốc) đại bộ phận các vùng đều sản xuất. |
- Tính vị - |
Ngọt cay, mát - Bản kinh: Vị cay, tính ấm. - Biệt lục: Ngọt, hơi lạnh, không độc. - Bản thảo tòng tân: Vị cay hơi đắng, hơi lạnh. |
- Qui kinh - |
Vào kinh Tâm bào, Can. - Cương mục: Kinh Thủ, Túc quyết âm. - Bản thảo kinh giải: Vào kinh Túc quyết âm Can, kinh Thủ thái âm phế, Túc thái âm Tỳ kinh. |
- Công dụng và chủ trị - |
Họat huyết điều kinh, sơ phong thanh nhiệt. Trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, băng trung đái hạ, sản hậu ứ huyết gây đau; Can nhiệt đau đầu, mắt đỏ sưng đau, hoặc mắt sinh màng che. - Bản kinh: Chủ sáng mắt, ích tinh, trừ thủy khí. - Biệt lục: Trị huyết nghịch, đại nhiệt đau đầu tâm phiền. - Nhật hoa tử bản thảo: Trị sản hậu huyết trướng. |
- Cách dùng và liều dùng - |
Uống trong: sắc thang, 2 ~ 3 chỉ; hoặc cho vào hòan, tán. |
- Kiêng kỵ - |
Can huyết không đủ, đồng tử giãn lớn và phụ nữ có thai kỵ dùng. - Kinh hiệu sản bảo: Kỵ đồ sắt. - Lý Cảo: Đồng tử giãn lớn cấm dùng. - Bản thảo kinh sơ: Huyết băng cấm dùng. - Bản thảo tùng tân: Người không huyết trệ, huyết nhiệt chớ dùng. |
- Thành phần hoá học - |
Sung úy tử hàm chứa leonurinine. Hàm chứa dầu 37, 02%. Trong dầu Sung úy tử oleic acid chiếm 63, 75%, linolenic acid chiếm 21, 13 % . Sung úy tử hàm chứa vitamin A, hàm lượng vitamin A theo tính tóan là 0.0439% (Trung thảo dược đại tòan). |
- Trúng độc - |
Sau khi uống Sung úy tử liều lớn có thể phát sinh trúng độc. Theo báo cáo 25 ca, thường sau khi uống 20 ~ 30g thì có thể phát bệnh 4 ~ 10 giờ đồng hồ; nhưng cũng có người uống liên tục đến 500g trong 10 ngày mà bắt đầu phát bệnh. Triệu chứng trúng độc lâm sàng là đột nhiên tòan thân không có sức, chi dưới không thể họat động như trạng thái tê liệt, nhưng thần chí, tiếng nói rõ ràng, mạch rêu lưỡi phần nhiều bình thường. Qua điều trị tổng hợp Trung Tây y đều được khôi phục, không 1 ca nào tử vong. |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1: Trị sa tử cung: Sung úy tử 5 chỉ, Chỉ xác 4 chỉ. Sắc nước uống. (Hồ Nam dược vật chí)
+ Phương 2:
- Chủ trị: Mắt sưng đỏ đau - Thành phần: Sung úy tử 12g, Thanh tương tử 10g, Tang diệp 9g, Bạch cúc hoa 6g. - Cách dùng: Sắc nước uống. (Phối ngũ và nghiệm phương Trung thảo dược)
+ Phương 3:
- Thành phần: Bạch truật, Đương qui, Sung úy tử, Câu kỉ tử, Xa tiền tử, Hương phụ, Bạch thược mỗi vị 10g; Thạch quyết minh, Thảo quyết minh, Sanh địa, Hạ khô thảo mỗi vị 15g; Thanh tương tử 12g, Cam thảo 3g - Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. - Chứng thích ứng: Đục thủy tinh thể. Biên sọan và dịch thuật - Lương Y Trần Hòang Bảo |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét