- Tên và nguồn gốc - |
+ Tên thuốc: Tam thất + Tên khác: Sơn tất (山漆), Kim bất hóan (金不换), Huyết sâm (血参), Sâm tam thất (参三七), Điền tam thất (田三七), Điền tất (田漆), Điền thất (田七). + Tên Anh văn: Sanchi. + Tên Trung văn: 三七 SANQI + Tên La tinh: Panax notoginseng (Burk.) F.H.Chen ex C.Chow [P.pseudo-ginseng Wall. Vart. Notoginseng (Burk.) Hoo et Tseng] + Nguồn gốc: Là rễ của Nhân sâm tam thất thực vật họ Ngũ gia (araliad). |
- Phân bố - |
Nuôi trồng hoặc sống hoang ở sườn núi, bóng mát rừng cây. Chủ yếu nuôi trồng ở các nơi Vân Nam, Quảng Tây, Tứ xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây v.v… của Trung Quốc. |
- Thu hoạch - |
Cuối hạ, đầu thu trước khi hoa nở hoặc mùa đông sau khi hạt đã chín thu họach. Chọn cây mọc trên 3 ~ 7 năm, đào móc lấy bộ rễ, bỏ sạch đất, cắt bỏ rễ nhỏ và gốc thân, phơi đến khô nửa, xát vò nhiều lần, sau đó phơi khô. Lại bỏ trong đồ đựng, thêm vào cục sáp (paraphin), rung động nhiều lần, làm cho mặt ngòai sáng láng có sắc hơi nâu đen. Bổn phẩm lấy vào mùa hạ, thu chắc đầy, phẩm chất khá tốt, gọi là Xuân thất; còn lấy vào mùa đông, hình nhỏ teo nhăn, chất lượng kém, gọi là Đông thất. Rễ nhánh thô cắt ra của nó gọi là Cân điều; nhỏ hơn là Tiễn khẩu tam thất; nhỏ nhất là Nhung căn. Tam thất trồng nhân tạo, trồng nhiều ở đồng ruộng, gọi là Điền thất. |
- Bào chế - |
Nhặt hết tạp chất, giã vụn, nghiền nhỏ hoặc thấm ướt cắt lát phơi khô. Tam thất bột: lấy Tam thất, rửa sạch, sấy khô, nghiền bột mịn. |
- Tính vị - |
- Trung dược đại từ điển: Ngọt hơi đắng, ấm. - Cương mục: Ngọt hơi đắng, ấm, không độc. - Bản thảo hối ngôn: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc. |
- Qui kinh - |
- Trung dược đại từ điển: Ngọt : Vào kinh Can, Vị, Đại trường. - Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Dương minh, Quyết âm. - Bản thảo cầu chân: Vào Can, Vị, kiêm Tâm, Đại trường. - Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh phế, Thận. |
- Công dụng và chủ trị - |
Cầm máu, tán ứ, tiêu sưng, ngừng đau. Trị ói máu, ho ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, huyết lỵ, băng lậu, trưng hà,sản hậu huyết vựng, ác lộ không xuống, té đánh ứ huyết, ngọai thương xuất huyết, nhọt sưng đau nhức. - Cương mục: Cầm máu, tán huyềt, ngừng đau. Vết thương do tên hoặc kim khí, hoặc té ngã, gậy đánh ra máu không ngừng, nhai nát bôi hoặc làm bột thấm vậy, máu ắt cầm. Cũng chủ về các bệnh ói máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, huyết lỵ, băng trung, kinh thủy không cầm, sản hậu ác huyết không xuống, huyết vận, huyết thống, mắt đỏ, nhọt sưng, hổ cắn, vết thương rắn cắn. - Ngọc thu dược giải: Hòa dinh chỉ huyết, thông mạch hành ứ, hành ứ huyết mà liễm tân huyết. Phàm sản hậu, kinh kỳ, té đánh, nhọt sưng, tất cả ứ huyết đều phá; Phàm ói máu, chảy máu cam, băng lậu, vết thương do dao, bắn tên, tất cả tân huyết đều cầm. Tam thất được mệnh danh là Kim sang yếu dược, người ta ví nó như Kim bất hóan (vàng không đổi), là thuốc thường dùng của thương khoa, ngọai khoa, trong Vân Nam bạch dược nổi tiếng của Trung Quốc cũng hàm chứa bổn phẩm. Lá Tam thất, cũng có tác dụng cầm máu, tiêu viêm. |
- Cách dùng và liều dùng - |
Trung dược học: Phần nhiều nghiền bột uống, 1 ~ 1,5g; Sắc uống 3 ~ 10g, cũng cho vào hòan, tán. Dùng ngòai lượng thích hợp, nghiền bột thấm ngòai hoặc điều đắp. |
- Kiêng kỵ - |
- Trung dược đại từ điển: Phụ nữ có thai kỵ uống. - Bản thảo tòng tân: Có thể tổn tân huyết, người không ứ trệ chớ dùng. - Đắc phối bản thảo: Người huyết hư ói máu, chảy máu cam, huyết nhiệt vọng hành cấm dùng. |
- Bảo quản - |
Để nơi khô ráo, mát, phòng mọt khóet. |
- Hiện đại nghiên cứu - |
1. Thành phần hóa học: - Trong Tam thất hàm chứa nhiều loại thành phần hoạt tính tetracyclic triterpenoid saponins nhóm dammarane. Trong rễ được ginsenoside-Rb1, Rb, Re, Rg1, Rg2, Rh1, 20-O-glucoginsenosideRf, notoginsenoside -R1, -R2, -R3, -R4, -R6, -R7, gypenoside XVII[1-5];trong thân rễ hình khối phân được: ginsenoside -Rb1, -Rb2, -Rd, -Re, -Rg1và notoginsenoside R1[4];trong rễ nhung phân được ginsenoside -Rb1, Rg1, Rh1và dannar-20(22)-ene-3β,12β,25-TCMLIBio 1-6-O-β-D-glucopyranoside v.v…; trong đầu mầm phân được ginsenoside-Rb1, Rd, Re, Rg1, Rh1, notoginsenoside R1, R4[8]. Còn trong bộ phận ngấm sâu trong nước của rễ phân được thành phần hữu hiệu cầm máu dencichine, còn gọi Tam thất tố. là một loại amino acid đặc thù, kết cấu của nó là β-N-oxalo-D-αβ-diaminopropionic acid, glutamic acid, arginine, lysine, leucine v.v…16 loại amino acid, trong đó 7 loại là cần thiết cho cơ thể người, lượng hàm chứa bình quân tổng amino acid là 7.73%[10]. Rễ còn hàm chứa polyacetylenes chống ung thư; panaxyTCMLIBiol [5] (Trung Hoa bản thảo). - Hàm chứa saponin(e), chủ yếu là panaxoside Rb1、Rg1、Rg2 và lượng ít panaxoside Ra、Rb2、Rb và Re。Ngòai ra, còn hàm chứa flavone glycoside, tinh bột, protein, dầu mỡ v.v…(Y học bách khoa). - Từ trong Tam thất phân được đơn thể họat tính cầm máu mạnh nhất, tức là β-oxalyl-L-α, β-diaminopropionic acid [Trung thảo dược, 17 (6): 34- 35, 1986)]. - Bổn phẩm chủ yếu hàm chứa saponin(e), flavone glycoside, amino acids v.v…Thành phần họat tính cầm máu là dencichine (Trung dược học). 2. Tác dụng dược lý: - Bổn phẩm có thể rút ngắn thời gian xuất huyết và đông máu, có tác dụng chống ngưng tập tiểu cần và làm tan huyết khối; có thể xúc tiến sinh sản nhiều công năng tạo tế bào thân máu (hemopoietic stem cell), có tác dụng tạo máu; có thể giáng thấp huyết áp, làm giảm chậm nhịp tim, đối với các lọai thuốc gây ra rối lọan nhịp tim đều có tác dụng bảo hộ; có thể giáng thấp lượng ô xy hao hụt và tỉ suất sử dụng ô xy của cơ tim, giãn mạch máu não, tăng cường lưu lượng mạch máu não; có thể đề cao công năng miễn dịch cơ thể, có tác dụng giảm đau chống viêm, chống suy lão v.v…; Có thể điều trị bệnh biến teo niêm mạc bao tử chuột lớn rõ rệt, và có thể nghịch truyền tăng sinh không điển hình và hóa sinh thượng bì ruột của tuyến thượng bì, có tác dụng chống ung thư (Trung dược học). - Bổn phẩm có thể rút ngắn thời gian đông máu, và tăng gia tiểu cầu mà có tác dụng cầm máu, hàm chứa saponin(e) A có tác dụng cường tim (Trung y phương dược học). - Dịch chiết Tam thất tiêm tĩnh mạch chó gây mê có thể gây ra giáng áp nhanh và kéo dài lâu [Tam thất nghiên cứu thực nghiệm sơ bộ đối với ảnh hưởng tuần hòan máu mạch vành (Viện y học Võ Hán, 1972)]. |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1: Trị ói máu, chảy máu cam: Sơn tất 1 chỉ, tự nhai, uống với nước cơm. (Tần Hồ tập giản phương) + Phương 2: Trị ói máu : Trứng gà 1 quả, đánh vỡ, hòa Tam thất bột 1 chỉ, nước ngó sen 1 ly nhỏ, rượu cũ nửa ly nhỏ, nấu cách thủy chín ăn vậy. (Đồng thọ lục) + Phương 3: Trị ho máu, kiêm trị ói máu, chảy máu cam, trị ứ huyết và nhị tiện ra máu: Hoa nhụy thạch 3 chỉ (nung tồn tính), Tam thất 2 chỉ, Huyết dư 1 chỉ (nung tồn tính). Tất cả nghiền bột mịn. Phân 2 lần, nước sôi uống. (Y học trung Trung tham Tây lục – Hóa huyết đơn) + Phương 4: Trị huyết lỵ: Tam thất 3 chỉ, nghiền nhỏ, nước vo gạo điều uống. (Tần Hồ tập giản phương) + Phương 5: Trị đại trường ra máu: Tam thất nghiền nhỏ, cùng rượu trắng nhạt điều uống 1, 2chỉ. Gia 5 phân vào thang Tứ vật cũng được. (Tần Hồ tập giản phương) + Phương 6: Sau sanh huyết nhiều: Tam thất nghiền nhỏ, nước cơm uống 1 chỉ. (Tần Hồ tập giản phương) + Phương 7: Trị mắt đỏ, vô cùng nặng: Tam thất căn mài nước thoa xung quanh. (Tần Hồ tập giản phương) + Phương 8: Trị vết thương do dao, thu miệng: Long cốt tốt, Da voi, huyết kiệt, Nhân sâm tam thất, Nhũ hương, Mộc dược, Giáng hương bột các vị lượng bằng nhau. Làm bột, uống với rượu ấm hoặc thấm lên. (Cương mục thập di – Thất bảo tán) + Phương 9: Cầm máu: Nhân sâm tam thất, Sáp trắng, Nhũ hương, Giáng hương, Huyết kiệt, Ngũ bội, mẫu lệ các vị lượng bằng nhau. Không qua lửa, làm bột. Đắp vậy. (Hồi xuân tập – Quân môn chỉ huyết phương) + Phương 10: Trị nhọt sưng vô danh, đau nhức không ngừng: Sơn tất mài giấm gạo điều thoa, đã vỡ, nghiền bột thoa khô. (Cương mục) + Phương 11: Hổ cắn, vết thuơng côn trùng, Tam thất mỗi lần uống 3 chỉ, uống với nước cơm. Ngòai ra lấy Tam thất nhai thoa chổ bị thương. (Trung thảo dược đại tòan) + Phương 12: Dùng Sanh Tam thất bột 1g, mỗi ngày 2 ~3 lần hòa nước uống, điều trị 76 ca chứng mỡ máu cao, kết quả: hiệu suất hạ cholesterol là 78%, hiệu suất hạ triglyceridelà 57,5%, hiệu suất hạ β lipoprotein là 53 % (Tạp chí Trung y, 1994, 2: 70) + Phương 13: Dùng Tam thất bột 3g, sáng tối đều 1 lần hòa nước uống lúc bụng đói, 7 ngày là 1 liệu trình, điều trị 60 ca di chứng sau chấn động não, có tổng hiệu suất là 86,1% (Hà Nam Trung y, 1997, 4; 235) + Phương 14: Dùng Tam thất bột, Tây dương sâm đều 15g, mỗi ngày hòa uống 1g, 15 ngày là 1 liệu trình, điều trị 26 ca Phì đại tuyến tiền liệt, tổng hiệu suất là 88, 5%. (Tạp chí Trung y, 1994, 4: 199) + Phương 15: Dùng Tam thất nghiền bột qua mắt rây 110, giấm điều thành dạng hồ để sẳn dùng, trước làm sạch mặt vết thương, rồi thoa cao thuốc, 2 ngày thay thuốc 1 lần, điều trị 36 ca họai tử, thối rữa (do bộ phận cơ thể bị đè nén lâu), qua thay thuốc 4 ~ 10 lần, tòan bộ trị khỏi. (Thời Trân quốc y quốc dược, 1996, 4: 200) + Phương 16: Tam thất bột 2 ~ 3 phân, uống 2 ~3 lần, điều trị tổng cộng 10 ca bệnh nhân Giãn phế quản, Lao phổi v.v… gây ra khạc huyết, trong đó cầm máu hòan tòan 8 ca. [Hồ Nam khoa kĩ tình báo (Y học vệ sinh), (9): 24, 1972] + Phương 17: Bột Sâm tam thất điều trị Chứng đau thắt cơ tim thể không ổn định: Phương pháp dùng: Sâm tam thất bột 2 ~3 g, mỗi ngày uống 2 ~3 lần, liên tục dùng thuốc 2 tuần là 1 liệu trình, sau khi thuyên giảm châm chước giảm liếu, điều trị 10 ca Chứng đau thắt cơ tim thể không ổn định, hiệu quả thống kê sau khi dùng thuốc 5 ngày, kết quả 7 ca hiệu quả rõ rệt, 3 ca hữu hiệu. [Tạp chí Trung y Chiết Giang 21 (3): 106, 1986] |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét