- Tên và nguồn gốc - |
+ Tên thuốc: Thái tử sâm (Xuất xứ: Bản thảo tòng tân). + Tên khác: Hài nhi sâm (孩儿参), Đồng sâm (童参). + Tên Trung văn: 太子参TAIZISHEN + Tên Anh Văn: "HeterophyllyFaalsestarwortRoot, RootofHeterophyllyFaalsestarwort" + Tên La tinh: Pseudostellaria heterophylla(Miq.)Paxex Pax et Hoffm.[P.Rhaphanorhyza(Hemsl.)Pax]+ Nguồn gốc: Là rễ củ của Dị diệp giả phồn lũ, thực vật họ Thạch Trúc (Caryophyllaceae). |
- Phân bố - |
Ở các vùng Hoa Đông, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc (Trung Quốc). |
- Thu hoạch - |
Khỏang đại thử (khoảng 22, 23, 24 tháng 7) đào, rửa sạch đất, bỏ vào trong nước sôi ngâm nóng, độ 3 ~ 5 phút lấy ra phơi khô, lúc rễ râu khô, thì xoa nhẵn rễ râu, sau đó phơi đến khô hòan tòan. Cũng có thể không ngâm qua nước nóng, sau khi bỏ đi rễ râu phơi khô trực tiếp. |
- Tính vị - |
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, đắng, hơi ấm. - Trung dược học: Ngọt, hơi đắng, bình. - Bản thảo tái tân: Vị ngọt, tính ấm, không độc. - Ẩm phiến tân sâm: Ngọt nhuận, hơi đắng bình. - Trung dược chí: Ngọt đắng, hơi hàn. |
- Qui kinh - |
- Trung dược học: Vào kinh Tỳ, Phế. - Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Tâm, Tỳ, Phế. |
- Công dụng và chủ trị - |
Bổ Phế kiện Tỳ. Trị Phế hư ho, Tỳ hư ăn ít, tim hồi hộp, tự ra mồ hôi, tinh thần mệt mỏi. Ích khí kiện Tỳ, sanh tân nhuận Phế. Dùng vào Tỳ hư cơ thể yếu, sau khi bệnh hư yếu, khí âm không đủ, tự ra mồ hôi miệng khát, Phế kêu ho khan. - Bản thảo tòng tan: Đại bổ nguyên khí. - Bản thảo tái tân: Trị khí hư Phế táo, bổ Tỳ thổ, tiêu thủy thũng, hóa đàm ngừng khát. - Ẩm phiến tân sâm: Bổ Tỳ Phế nguyên khí, cầm mồ hôi sanh tân, ngừng hư sợ. - Giang Tô thực dược chí: Trị bao tử yếu tiêu hóa không tốt, tinh thần suy nhược. - Trung dược chí: Trị Phế hư ho, Tỳ hư tiêu chảy. - Thiểm Tây Trung thảo dược: Bổ khí ích huyết, kiện Tỳ sanh tân. Trị sau khi bệnh cơ thể hư yếu, Phế hư ho, Tỳ hư tiêu chảy, trẻ con hư yếu ra mồ hôi, tim hồi hộp, miệng khô, không muốn ăn uống. |
- Dùng thuốc phân biệt - |
Tây dương sâm và Thái tử sâm đều là thuốc song bổ khí âm, đều có công ích khí Tỳ Phế, bổ âm của Phế Tỳ, sanh tân ngừng khát. Nhưng Thái tử sâm tính bình lực yếu, lực bổ khí, dưỡng âm, sanh tân và thanh hỏa không bằng Tây dương sâm. Phàm chứng nhẹ khí âm hư bất túc, hỏa không thịnh và trẻ con nên dùng Thái tử sâm; Khí âm lưỡng thương mà hỏa khá thịnh, nên dùng Tây dương sâm. |
- Liều dùng và cách dùng - |
Sắc uống, 9 ~ 30g. |
- Nghiên cứu hiện đại - |
1. Thành phần hóa học: Bổn phẩm hàm chứa amino acid, amylase, saponin(e), flavone, tannin, coumarin, sterol, triterpene và nhiều lọai nguyên tố vi lượng v.v….(Trung dược học). 2. Tác dụng dược lý: Thái tử sâm có tác dụng kích thích rõ rệt đối với tế bào Lim pha (Trung dược học). |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1:
Trị tự ra mồ hôi: Thái tử sâm 3 chỉ, Phù tiểu mạch 5 chỉ. Sắc nước uống.
(Thiểm Tây Trung thảo dược)
(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo - www.baoanduong.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét