- Tên và nguồn gốc - |
+ Tên thuốc: Tử tô tử (Dược tính luận). + Tên khác: Tô tử (苏子), Hắc tô tử (黑苏子), Dã ma tử (野麻子), Thiết tô tử (铁苏子). + Tên Trung văn: 紫苏子 ZISUZI + Tên Anh Văn: PerillaFruit + Tên La tinh: Dược liệu FructusPerillae; Trứu tử tô Perillafrutescens(L.)Britt.Var.Crispa(Thunb.)Hand.-Mazz.、Tiêm tử tô P.Frutescens(L.)Britt.Var.Acuta(Thunb.)Kudo nguồn gốc thực vật. + Nguồn gốc: Là quả của Trứu tử tô, Tiêm tử tô v.v…thực vật họ hình môi(Labiatae). |
- Thu hoạch - |
Mùa thu lúc quả đã chín cắt lấy cả gốc cây hoặc bông quả, đánh quả rơi xuống, bỏ tạp chất, phơi khô. |
- Bào chế - |
Tử tô tử: sàng bỏ mạt vụn, rửa sạch, phơi khô. Sao tử tô tử: Lấy Tử tô tử sạch bỏ vào trong nối, dùng lửa nhỏ sao đến có mùi thơm hoặc có tiếng nổ nứt ra là độ, lấy ra để nguội. |
- Tính vị - |
- Trung dược học: Cay, ấm. - Biệt lục: Vị cay, ấm. - Dược tính luận: Không độc. |
- Qui kinh - |
- Trung dược học: Vào kinh Phế, Đại trường. - Dược phẩm hóa nghĩa: Vào kinh Phế. - Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Can, Thận. |
- Công dụng và chủ trị - |
Hạ khí, thanh đàm, nhuận Phế, khoan trường. Trị ho nghịch, đàm suyễn, khí trệ, táo bón. - Biệt lục: Chủ hạ khí, trừ trong lạnh. - Dược tính luận: Chủ thượng khí ho nghịch. Trị lãnh khí và trong lưng chân thấp phong kết khí. - Cương mục: Trị phong thuận khí, lợi cách khoan trường, giải độc cua cá. - Bản thảo diễn nghĩa: Trị Phế khí suyễn cấp. |
- Ứng dụng - |
1. Ho suyễn đàm nhiều: Bổn phẩm tính chủ giáng, giỏi về giáng phế khí, hóa đờm dãi, khí giáng đờm tiêu ắt suyễn tự bình. Dùng trị đàm ủng khí nghịch, ho khí suyễn, đờm nhiều hung bĩ, thậm chí không thể nằm ngửa, thường phối với Bạch giới tử, La bặc tử, như Tam tử dưỡng thân thang (Hàn thị y thông). Nếu thượng thịnh hạ hư ho lâu đàm suyễn, thì phối hợp với lọai ôn thận hóa đàm hạ khí Nhục quế, Đương qui, Hậu phác v.v…như Tô tử giáng khí thang (Hòa tể cục phương). 2. Trường táo tiện bí: Bổn phẩm chứa nhiều chât dầu béo, có thể nhuận táo họat trường, còn có thể giáng tiết Phế khí và giúp đại trường truyển dẫn. Thường phối với Hạnh nhân, Hỏa ma nhân, Qua lâu nhân v.v…, như Tử tô Ma nhân chúc (Tế sinh phương). |
- Cách dùng và liều dùng - |
Sắc uống, 5 ~ 10g; nấu cháo ăn hoặc cho vào hòan, tán. |
- Kiêng kỵ - |
- Trung dược học: Người âm hư suyễn ho và đại tiện lỏng dùng thận trọng. - Bản thảo phùng nguyên: Tính chủ sơ tiết, người khí hư ho lâu, âm hư suyễn nghịch, Tỳ hư đại tiện lỏng đều không thể dùng. |
- Thành phần hoá học - |
Hạt hàm chứa dầu béo (45.30%) và vitamin B1 (Trung thảo dược đại tòan). |
- Bài thuốc cổ kim tham khảo - |
+ Phương 1: Trị khí suyễn ho, thực bĩ kiêm đàm: Tử tô tử, Bạch giới tử, La bặc tử. Ba vị trên, đều rửa sạch, sao qua, đập vụn, xem chứng nào nhiều thì dùng nó làm chủ là Quân, còn lại là thứ vậy, mỗi tể không quá 3 chỉ, dùng túi nhỏ lụa đựng vậy. Nếu người đại tiện vốn thực, lúc uống gia thêm chút mật chín, nếu mùa đông lạnh, gia thêm Sinh khương 3 lát. (Hàn thị y thông – Tam tử dưỡng thân thang) + Phương 2: Thuận khí, họat đại trường: Tử tô tử, Ma tử nhân. Hai vị trên không kễ nhiều ít, nghiền nát, lọc lấy nước, nấu cháo ăn vậy. (Thánh huệ phương – Tử tô ma nhân chúc)
+ Phương 3:
Trị ăn cua trúng độc: Tử tô tử giã nước uống vậy. (Kim quỷ yếu lược)
(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo – www.baoanduong.vn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét