Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Hà thủ ô ( 何首乌 )

- Tên và nguồn gốc -
+ Tên thuốc: Hà thủ ô (Xuất xứ: Nhật hoa tử bản thảo)
+ Tên khác: Địa tinh (地精), Diệc liễm (亦敛), Thủ ô (首乌), Trần tri bạch (陈知白), Hồng nội tiêu (红内消), Mã can thạch (马肝石), Hòang hoa ô căn (黄花乌根), Tiểu độc căn (小独根).
+ Tên Trung văn: 何首乌 HESHOUWU
+ Tên Anh văn: Tuber Fleeceflower Root
+ Tên La tinh: Polygonum multiflorum Thunb.
+ Nguồn gốc: Là rễ củ của Hà thủ ô thực vật họ rau Răm (Polygonaceae).
- Hình thái thực vật -


Hà thủ ô, còn tên Dã miêu (野苗), Giao hành (交茎), Giao đằng (交藤),  Dạ hợp (夜合)、Đào liễu đằng (桃柳藤), Xích cát (赤葛), Cửu chân đằng (九真藤), Nhuế thảo (芮草), Xà thảo (蛇草), Thân đầu thảo (伸头草), Đa hoa liệu (多花蓼), Tử ô đằng (紫乌藤).
Cây leo sống nhiều năm. Rễ dài nhỏ, đầu mút thành rễ củ lớn, bên ngòai màu nâu đỏ đến sắc nâu tối. Phần gốc thân tựa như chất gổ, rỗng giửa. Lá mọc cách, có cuống dài, phiến lá hình trứng hẹp hoặc hình tim, dài 4 ~ 8 cm rộng 2,5 ~ 5cm, trước ngay thẳng dần nhọn, phần gốc hình tim hoặc hình mũi tên, mép đủ hoặc hơi dạng sóng, mặt trên sắc xanh thẳm, mặt dưới sắc xanh nhạt, 2 mặt đều bóng láng không lông. Lá kèm chất màng, hình vỏ bọc, màu nâu, ôm thân, dài 5 ~ 7mm. Hoa nhỏ, đường kính độ 2 mm, đa số, tập hợp dày thành hoa tự hình búp măng lớn, cành hoa nhỏ có đốt, phần gốc là lá bao chất màng; hoa bao màu trắng xanh, hình cánh hoa,  tách 5, mảnh tách hình trứng ngược, lớn nhỏ không đều, phần lưng của 3 lá mặt ngòai có cánh; 8 nhị đực, ngắn hơn bao hoa; 1 nhị cái, bầu nhụy hình tam giác, ống nhị cái hoa ngắn, đầu nhị tách 3, hình đầu.
Quả bế hình bầu dục, có 3 góc, dài 2 ~ 3,5 mm, sắc đen sáng láng, bao ngòai bao hoa bền, bao hoa thành 3 cánh rõ rệt, sắc nâu lúc chín.
Tháng 10 là thời kỳ ra hoa,  tháng 11 là thời kỳ kết qủa, mọc ở sườn cỏ, ven đường, lỗ đá sườn núi và trong bụi cây.
Phân bố ở các vùng Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quí Châu v.v… (Trung Quốc).
Thân dây của bổn thực vật (Dạ giao đằng 夜交藤), lá (Hà thủ ô diệp 何首乌叶) cũng cung cấp làm thuốc.


- Phân bố -
Phân bố  ở các vùng Hà Nam, Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quí Châu, Vân Nam v.v…(Trung Quốc). 
- Thu hoạch -
Sau khi trồng được 3 ~ 4 năm, mùa xuân, thu đào, rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu, hoặc cắt phiến dày, phơi khô, hong khô hoặc sau khi nấu phơi khô.
 
- Bào chế -
- Hà thủ ô sống: Nhặt sạch tạp chất, rửa sạch, dùng nước ngâm thấm đến 8 phần, vớt ra, độ thấm ướt trong ngoài đều nhau, cắt lát phiến hoặc cắt thành khối vuông, phơi khô.
- Hà thủ ô chế: Lấy cục Hà thủ ô đổ vào trong chậu, dùng nước đậu đen và rượu vàng trộn đều, để trong lọ hoặc dụng cụ đựng thích hợp, đóng kín, trong nồi cách thủy, nấu cách thủy đến khi dịch thuốc bị hút cạn, lấy ra, phơi khô. (Cứ mỗi 100 cân củ Hà thủ ô, dùng đậu đen 10 cân, rượu vàng 26 cân. Cách chế nước đậu đen: Lấy đậu đen 10 cân, thêm nước nấu độ 4 tiếng đồng hồ, nấu dịch độ 16 cân, bã đậu lại thêm nước nấu độ 3 giờ, nấu dịch độ 10 cân, 2 lần gộp lại nấu dịch độ 25 cân).
 
- Tính vị -
- Trung dược học: Đắng, ngọt, chát, hơi ấm.
- Thủ ô biệt lục: Vị ngọt, ấm, không độc.
- Khai bảo bản thảo: Vị đắng chát, hơi ấm, không độc.
- Bản thảo hối ngôn: Dùng sống khí lạnh, tính liễm, có độc; Chế chín khí ấm, không độc.
 
- Qui kinh -
- Trung dược học: Vào kinh Can, Thận.
- Cương mục: Túc quyết âm, Thiếu âm.
- Bản thảo kinh giải: Vào kinh Túc thiếu dương Đởm, kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu, kinh Thủ thiếu âm Tâm, kinh Túc Thiếu âm Thận.
- Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Tỳ, Phế, Thận.
 
- Công dụng và chủ trị -
Bổ Can, ích Thận, dưỡng huyết, trừ phong.
Trị Can Thận âm khuy (thiếu), râu tóc bạc sớm, huyết hư chóang đầu, eo lưng gối mềm yếu, gân xương mỏi đau, di tinh, băng đới, sốt rét lâu ngày, lỵ lâu, viêm gan mạn, ung nhọt sưng, tràng nhạc, trường phong, bệnh trĩ.
Hà thủ ô chế bổ Can Thận, ích tinh huyết, đen râu tóc, mạnh gân xương; Dùng vào chứng Huyền vựng ù tai, râu tóc bạc sớm, eo lưng gối mỏi mềm, tay chân tê, suy nhược thần kinh, mỡ máu cao.
- Hà Thủ ô biệt lục: Chủ 5 thứ trĩ, trong bụng eo lưng khí lạnh lâu ngày, lớn gân ích tinh, năng ăn, ích khí lực, sinh da, kéo dài tuổi thọ.
- Nhật Hoa tử bản thảo: Trị tất cả khí lạnh và trường phong.
- Khai bảo bản thảo: Chủ tràng nhạc, tiêu ung nhọt, trị đầu mặt phong sang, 5 thứ trĩ, ngừng đau tim, ích huyết khí, đen râu tóc, đẹp nhan sắc, cũng trị đàn bà sản hậu và các chứng đới hạ.
- Vương Hảo Cổ: Tả phong Can.
- Điền Nam bản thảo: Sáp tinh, ích Thận khí, cầm xích bạch tiện trọc, súc tiểu tiện, nhập phần huyết, tiêu đàm độc, trị bạch điến phong (bạch biến), ghẻ lở hắc lào ngoan cố, da dẻ ngứa ngáy. Cắt đứt sốt rét, trị sốt rét đàm.
- Dược phẩm hóa nghĩa: Ích Can, liễm huyết, tư âm.  Trị eo lưng gối mềm yếu, gân xương đau mỏi, triệt hư ngược, cầm thận tả, trừ băng lậu, giải đới hạ.
- Bản thảo thuật:  Trị trúng phong, đau đầu, hành tý, hạc tất phong, động kinh, hòang đản.
- Bản thảo tái tân: Bổ Phế hư, ngừng ói máu.
- Bộ đội Quảng Châu - Sổ tay Trung thảo dược thường dùng:  Trị suy nhược thần kinh, viêm gan mạn.
- Thảo dược Giang Tây: Thông tiện, giải độc nhọt lở; Chế chín bổ Can Thận, ích tinh huyết.
 
- Liều dùng và cách dùng -
Sắc uống 10 ~ 30g.
 
- Kiêng kỵ -
- Trung dược học: Người đại tiện lỏng và thấp đàm khá nặng không nên dùng.
- Hà thủ ô lục: Kỵ thịt máu dê, heo.
- Khai bảo bản thảo: Kỵ sắt.
- Y học nhập môn: Phục linh làm sứ. Kỵ cải củ. Được Ngưu tất ắt đi xuống dưới.
- Cương mục: Kỵ hành, tỏi.
 
- Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học: 
Chủ yếu hàm chứa hợp chất Anthraquinones, thành phần chủ yếu là Chrysophanol và Emodin, còn hàm chứa Lecithin, Mỡ thô v.v…(Trung dược học).
2. Tác dụng dược lý: Dùng thức ăn hàm chứa Thủ ô bột 0,4% , 2 % cho chim cun cút có tuổi ăn, có thể kéo dài  thời gian sinh tồn, kéo dài tuổi thọ bình quân rõ rệt. Dịch nước sắc Hà thủ ô cho chuột nhắt già và chuột nhắt còn non uống, có thể tăng thêm hàm lượng protein trong não và gan; đối với họat tính amine oxidase đơn lọai B trong tổ chức gan và não có tác dụng ức chế rõ rệt, và có thể làm cho tuyến ức của chuột nhỏ già không teo co, thậm chí còn giữ mức trẻ. Có thể tăng thêm trọng lượng tuyến ức, lim pha xoang bụng, tuyến thượng thận của chuột con, làm lá lách có xu hướng tăng trọng. Mô hình thực nghiệm biểu hiện rõ chứng mỡ máu cao cấp tính ở thỏ nhà, Thủ ô có thể làm cho cholesterol cao trong máu hạ thấp nhanh đến mức bình thường. Chrysophanol chiết ra trong Hà thủ ô có thể xúc tiến vận động ống ruột (Trung dược học).
3. Nghiên cứu lâm sàng: 
- Hà thủ ô phiến diều trị cholesterol máu cao có hiệu quả điều trị khá tốt (Công nghiệp y dược ,1972,(7):23).
- Thủ ô xung tể điều trị cao huyết áp thể ứ huyết tổn hại Thận thời kỳ đầu có hiệu quả (Phòng thuốc Trung Quốc, 1993,4(4):36).
- Thủ ô chế, Thục địa hòang, Đương qui ngâm vào trong rượu trắng lương thực điều trị tóc bạc có hiệu quả (Tạp chí Trung y Sơn Đông, 1983,(4):41).
 

 - Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:
Đen râu tóc, mạnh gân xương, cố tinh khí: Xích, bạch Hà thủ ô đều 1cân (nước gạo tẩm ngâm 3, 4 ngày, lấy miếng sứ cạo đi vỏ, dùng đậu đen vo sạch 2 thăng, dùng nồi đất sành rải đậu và Hà thủ ô, rải phủ tầng lớp, chưng đến khi đậu chín lấy ra, bỏ đậu, phơi khô, thay đổi đậu lại chưng nữa, như thề 9 lần phơi khô nghiền nhỏ), Xích bạch Phục linh đều 1 cân (bỏ vỏ, nghiền nhỏ, dùng nước gạn bỏ đi gân màng và chất nổi, lấy cái lắng nắn cục, dùng sữa người 10 chén ngâm đều, phơi khô, nghiền nhỏ ), Ngưu tất 8 lượng (bỏ mầm, ngâm rượu 1 ngày, cùng với Hà thủ ô chưng 7 lần vậy, đến lần thứ 9 thì ngừng, phơi khô), Đương qui 8 lượng (tẩm rượu, phơi), câu kỉ tử 8 lượng (tẩm rượu, phơi), Thỏ ty tử (tẩm rượu mọc mầm, nghiền nát, phơi), Bổ cốt chi 4 lượng ( Dùng mè đen sao thơm, và kỵ đồ sắt, cối đá giã làm bột). Luyện mật hòa hòan lớn như viên đạn 180 hòan, mỗi ngày 3 hòan, uống với rượu ấm, giờ ngọ uống với nước gừng, lúc đi ngủ uống với nước muối. Số còn lại hòan như hạt ngô đồng, mỗi ngày bụng đói uống với rượu 100 hòan, uống lâu rất hiệu nghiệm.
(Tích thiện đường kinh nghiệm phương – Thất bảo mỹ nhiêm đơn)

 + Phương 2:
Trị phong xương mềm, lưng gối đau, đi giầy không được, khắp thân ngứa ghẻ: Hà thủ ô lớn mà có vân hoa, cùng Ngưu tất (cắt) đều 1 cân. Dùng rượu tốt 1 thăng, ngâm 7 đêm, phơi khô, giã nhỏ trong cối gổ, hòan mật. Mỗi ngày uống 30, 50 hòan với rượu nóng trước bửa ăn lúc bụng đói.
(Kinh nhiệm phương)

+ Phương 3:
Trị khí huyết đều hư, sốt rét lâu không ngừng: Hà thủ ô (Từ 3 chỉ đến 1 lượng, tùy bệnh nặng nhẹ mà dùng), Đương qui 2, 3 chỉ, Nhân sâm 3, 5 chỉ  (hoặc  1 lượng tùy theo), Trần bì 2, 3 chỉ (đại hư không nên dùng), Sanh khương nướng 3 lát (hàn nhiều dùng 3 , 5 chỉ). Nước 2 chén, sắc 8 phân, uống ấm trước khi phát bệnh 2, 3 giờ. Nếu hay khát, dùng rượu ngâm 1 đêm, sáng thêm nước 1 chén sắc uống cũng hay, sắc nữa không cần dùng rượu.
(Cảnh Nhạc tòan thư)

+ Phương 4:
Trị khắp người nhọt lở sưng ngứa đau: Phòng phong, Khổ sâm, Hà thủ ô, Bạc hà phân lượng bằng nhau. Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần dùng thuốc nửa lượng, nước, rượu đều 1 nữa, tất cả dùng 1 đấu 6 thăng, sắc sôi 10 dạo, tắm nóng, ngủ 1 giấc nơi kín gió.
(Ngọai khoa tinh yếu – Hà thủ ô tán)

+ Phương 5:
Trị tràng nhạc lan ra, nóng lạnh gầy ốm, (kinh) Can uất hỏa, lâu không trị thành lao: Hà thủ ô như nắm tay lớn 1 cân, bỏ vỏ như phép chế, phối Hạ khô thảo 4 lượng, Thổ bối mẫu, Đương qui, Hương phụ đều 3 lượng, Xuyên khung 1 lượng. Tất cả nghiền bột, luyện mật hòan. Mỗi sáng tối đều uống 3 chỉ.
(Bản thảo hối ngôn)

+ Phương 6:
Trị ghẻ lở đầy người: Hà thủ ô, Ngãi diệp lượng bằng nhau, cắt nghiền nhỏ. Dùng thuốc trên tương ứng với ghẻ lở nhiều ít, sắc nước cho đặc, đựng trong chậu rửa,  giảm đau sinh cơ.
(Bác tế phương)

+ Phương 7:
Trị đại trường phong độc, ỉa máu không ngừng: Hà thủ ô 2 lượng, giã nhỏ sàng làm bột, mỗi lần vào trước bửa ăn điều uống 1 chỉ với cháo nóng.
(Thánh huệ phương)

+ Phương 8:
Trị tự ra mồ hôi không ngừng: Bột Hà thủ ô, điều nước, đắp giữa rốn.
(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương 9:
Trị sốt rét lấy Hà thủ ô 6 ~ 8 chỉ, Cam thảo 0,5 ~ 1 chỉ (trẻ con giảm liều), mỗi ngày 1 thang, sắc đặc 2 tiếng đồng hồ, phân 3 lần uống trước bửa ăn, dùng liền 2 ngày.
Điều trị 17 ca, 15 ca sau khi uống triệu chứng tiêu mất, ngừng phát cơn; 2 ca sau khi uống 4 thang khống chế phát tác. Sau 4 tháng có 2 ca tái phát, vẫn dùng hà thủ ô trị khỏi. Thời gian nguyên trùng sốt rét chuyển âm đại thể sau khống chế triệu chứng là 2 ~ 21 ngày. Trong quá trình điều trị nói chung không có tác dụng phụ, chỉ cá biệt có hiện tượng tiêu chảy và đau bụng ngầm nhẹ.
(*Từ điển)

+ Phương 10:
- Chủ trị: Huyết hư, tóc bạc sớm.
- Thành phần: Hà thủ ô chế 30g, Trứng gà 1 ~ 2 trái.
- Cách dùng: Lấy Hà thủ ô sắc nước 2 lần bỏ bã, cho vào trứng gà nấu chín ăn, mỗi ngày 1 lần, liên tục dùng 30 ~ 60 ngày.

+ Phương 11:
- Chủ trị: Chứng cholesterol máu cao.
- Thành phần: Hà thủ ô sống 900g.
- Cách dùng: Sấy khô nghiền nhỏ, mỗi lần 15g, uống với nước sôi ấm, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục 30 ngày.

(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét