Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Hải tảo ( 海藻 )

- Tên và nguồn gốc -
 + Tên thuốc: Hải tảo
 + Tên khác: Tương (), Lạc thủ (落首), Hải la (海萝), Ô thái (乌菜), Hải đới hoa (海带花) v.v…
 + Tên Anh văn: SARGASSUM
 + Tên Trung văn: 海藻 HAIZAO
 + Tên La tinh: ①Dương tê thái (Chương phổ huyện chí) Sargassumfusifor-me(Harv.)Setch,②Hải hao tử Sargassumpallidum(Turn.)C.Ag.
 + Nguồn gốc: Là tòan thảo của Dương tê thái hoặc Hải hao tử thực vật họ Mã vĩ tảo (Sargassaceae).

 - Thu hái -
Mùa hạ, thu vớt ra từ trong biển hoặc cắt lấy, bỏ sạch tạp chất, dùng nước ngọt rửa sạch, phơi khô.
 
- Bào chế -
Nhặt bỏ đi tạp chất, dùng nước quấy lọc qua, hong gió qua. Cắt đọan, phơi khô. 
 - Tính vị -
Trung dược đại từ điển: Đắng, mặn, lạnh- Trung dược học: Mặn, lạnh.
- Bản kinh: Vị đắng, lạnh.
- Biệt lục: Vị mặn, không độc.
- Dược tính luận: Mặn, có độc nhỏ. 
- Qui kinh -
Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Tỳ, Thận.- Trung dược học: Vào Can, Thận kinh.
- Bản thảo tân biên: Vào Tỳ.
- Bản thảo cầu chân: Vào Thận
- Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Phế, Vị.
 
- Công dụng và chủ trị -
Nhuyễn kiên, tiêu đàm, lợi thủy, tiết nhiệt. Trị tràng nhạc, anh lựu, tích tụ, thủy thũng, cước khí, tinh hòan sưng đau. 
 - Ứng dụng -
1. Anh lựu, tràng nhạc, tinh hòan sưng đau: Bổn phẩm có thể nhuyễn kiên, tiêu đàm tán kết. Trị anh lưu, thường phối hợp cùng dùng với Côn bố, Bối mẫu v.v…như Hải tảo ngọc hồ thang (Ngọai khoa chính tông); Trị tràng nhạc thường cùng dùng với Hạ khô thảo, Huyền sâm, Liên kiều v.v…, như Nội tiêu loa lịch hòan (Dương y đại tòan); Trị dịch hòan sưng đau phối hợp với Quất hạch, Côn bố, Xuyên luyện tử v.v… như quất hạch hòan (Tế sinh phương).
2. Đàm ẩm thủy thũng: Bổn phẩm có công lợi thủy tiêu thũng, nhưng đơn dụng dức yếu, cho nên phần nhiều cùng dùng với thuốc lợi thấp Phục linh, Trư linh, Trạch tả v.v…
 
- Cách dùng và liều dùng -
Uống trong: Sắc thang, 1,5 chỉ ~ 3 chỉ, ngâm rượu hoặc cho vào hòan, tán.
 
 - Kiêng kỵ -
Trung dược đại từ điển: Người Tỳ vị hư hàn chứa thấp kỵ uống.- Trung dược học: Truyền thống cho rằng phản Cam thảo.
- Bản thảo kinh tập chú: Phãn Cam thảo.
- Bảo thảo kinh sơ: Tỳ gia có thấp chớ dùng.
- Bản thảo hối ngôn: Người Tỳ Vị yếu, khí huyết đều kém chớ dùng vậy.
 
- Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học: 
- Dương tê thái hàm chứa Alginic acid 20.8%,crude protein 7.95%,mannitol 10.25%,lượng chứa tro 37.19%,potassium 12.82%,iodine 0.03%。Hải hao tử còn hàm chứa Alginic acid 19.0%,crude protein 9.69%,mannitol 9.07%,lượng chứa tro 30.65%,potassium 5.99%,iodine 0.017%。Lại hàm chứa sargassan,trong thành phần của nó hàm chứa D- galactose、D- mannose、D- xylose、L- fucose、D-glucuronic acid và polypeptide (Trung dược đại từ điển)。
- Dương tê thái và Hải hao tử đều hàm chứa algin, mannite, potassium, iodine, lượng chứa tro v.v…Hải hao  tử còn hàm chứa sargassan,  fucosterol v.v…Dương tê thái còn hàm chứa sargassum fusiform polysaccharide A, B, C và algin starch (Trung dược học).
2. Tác dụng dược lý:
Do Hải tảo hàm chứa iodide, có tác dụng điều trị đối với bướu giáp địa phương do thiếu iodide gây ra, đối với tăng năng tuyến giáp, tỉ suất trao đổi cơ bản tăng cao có tác dụng ức chế tạm thời, algin sulfated có tác dụng ức chế mỡ máu cao, còn có thể giáng thấp cholesterol huyết thanh và giảm nhẹ xơ vữa động mạch. Thuồc ngâm nước có tác dụng giáng áp. Trong Hải tảo hàm chứa algin có tác dụng giống như Heparin, biểu hiện là chống đông máu, chống huyết khối, giáng độ dính của máu và cải thiện tác dụng vi tuần hòan. Dương tê thái có tác dụng ức chế đối với Hay bacillus. Algal polysaccharides có tác dụng ức chế đối với vi rút mụt nước đơn thuần thể I (Trung dược học).
 - Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1: Trị dưới cằm tràng nhạc như mơ mận: Hải tảo 1 cân, rượu 2 thăng, ngâm vài ngày, uống ít thôi.
(Trửu hậu phương)

+ Phương 2:
Trị dưới cổ chợt kết nang, dần lớn muốn thành bướu cổ: Hải tảo 1 cân (bỏ mặn), rượu trong 2 thăng. Hai vị trên, dùng túi lụa đựng Hảo tảo ngâm rượu, xuân hạ ngày 2 lần. 1 lần 2 hợp, uống chút ít thôi, ngày 3 lần. Bã phơi khô, nghiền bột uống thìa  1 tấc vuông, ngày 3 lần. Hết lại làm, 3 tể là tốt.
(Trửu hậu phương)

+ Phương 3: Trị dưới cổ chợt kết nang, dần lớn muốn thành bướu cổ: Côn bố, Hải tảo lượng bằng nhau, nghiền bột, mật hòan, lớn như hạt Hạnh nhân. Ngậm, nuốt chút nước, ngày 4, 5 lần.
(Trửu hậu phương)


+ Phương 4:
Trị tràng nhạc như rắn cuộn, đỉnh đầu liên tiếp nhau:  Hải tảo thái ( Dùng bột kiều mạch sao qua), Bạch cương tàm (sao) lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ, lấy mơ trắng ngâm nước , hòa hòan, lớn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 60 hòan, nước cơm uống, ắt tiết ra khí độc.

+ Phương 5:
Trị thạch anh, khí anh, lao anh, thổ anh, ưu anh: Hải tảo (rửa), Long đởm, Hải cáp, Thông thảo, Côn bố (rửa), Phàn thạch (khô), Tùng la đều 3 phân, Mạch khúc 4 phân, Bán hạ. Thuốc trên nghiền nhỏ, rượu uống thìa 1 tấc vuông, ngày 3 lần. Kỵ mọi vật tạp độc như cá diếc, thịt heo, 5 thứ cay, rau sống.
(Tam nhân phương – Phá kết tán)

+ Phương 6: Hải tảo ngọc hồ thang
- Thành phần: Hải tảo 30g, Côn bố 15g, Bối mẫu 15g, Bán hạ 10g, Thanh bì 6g, Trần bì 10g, Đương qui 15g, Xuyên khung 10g, Liên kiều 10g, Cam thảo 6g.
- Cách dùng: Mỗi ngày 1thang, sắc nước uống ấm.
- Chứng thích ứng: Anh lựu mới phát, hoặc sưng hoặc cứng hoặc đỏ hoặc không đỏ, nhưng chưa vỡ.
(Ngọai khoa chính tông – Quyển 2)

+ Phương 7: - Thành phần: Bối mẩu lớn, Hải tảo, Mẩu lệ phân lượng bằng nhau.
- Cách dùng: Các vị thuốc trên nghiền thành bột, mỗi lần uống 2 chỉ, mỗi ngày 2 lần.
- Chứng thích ứng: Bướu cổ đơn thuần, cũng có thể dùng chữa Bướu cường giáp (Basedow).
http://www.baoanduong.com/#/BaiThuoc/17

(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét