Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Hồng hoa ( 红花 )

- Tên và nguồn gốc -
+ Tên thuốc: Hồng hoa (Xuất xứ: Bản thảo đồ kinh).
+ Tên khác: Hồng lam hoa (红蓝花), Thích hồng hoa (刺红花), Thảo hồng hoa (草红花).
+ Tên Trung văn: 红花 HONGHUA
+ Tên tiếng Anh: Safflower
+ Tên La tinh: 
Carthamus tinctorius L.
+ Nguồn gốc: Là hoa của Hồng hoa thực vật họ Cúc (composite).
 - Phân bố -
Nhiêu nơi Trung quốc có nuôi trồng, dược liệu chủ yếu sản xuất ở các vùng Hà Nam, Triết Giang, Tứ Xuyên v.v…
 
- Thu hoạch -
Tháng 5~ 6 lúc cánh hoa từ vàng chuyển sang đỏ hái hoa hình ống, phơi khô, phơi âm can hoặc sấy khô.
 
- Bào chế -
Nhặt sạch tạp chất, bỏ lá cọng, đầu núm, phơi khô.
 
- Tính vị -
- Trung dược học: Cay, ấm.
- Khai bảo bản thảo: Cay, ấm, không độc.
- Thang dịch bản thảo: Cay mà ngọt ấm đắng.
 
- Qui kinh -
- Trung dược học: Vào kinh Tâm, Can.
- Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Tâm , Can,
- Bản thảo kinh giải: Vào kinh Túc quyết âm can, Thủ thái âm phế.
- Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Can, Thận.
 
- Công dụng và chủ trị -
Họạt huyết thông kinh, khứ ứ chỉ thống.
Trị kinh bế, trưng hà, khó sanh, thai chết, sản hậu ác lộ bất hành, ứ huyết gây đau, nhọt sưng, ngã  té tổn thương.
- Đường bản thảo: Trị khẩu cấm không nói, huyết kết, các bệnh sản hậu.
- Khai bảo bản thảo: Trị sản hậu huyết vận khẩu cấm, ác huyết trong bụng không hết. đau quặn, thai chết trong bụng, cùng rượu nấu uống. Cũng chủ cổ độc hạ huyết.
- Bản thảo mông thuyên: Hầu tý nghẹn tắc không thông, giã nước nuốt.
- Cương mục: Họat huyết, nhuận táo, ngừng đau, tiêu sưng, thông kinh.
- Bản thảo chính: Lợi thủy tiêu sưng, an thai sống, hạ thai chết.
 
- Cách dùng và liều dùng -
Trong uống: sắc thang 1 ~2 chỉ; cho vào thuốc tán hoặc ngâm rượu, thứ tươi giã nước.
Dùng ngòai: Nghiền bột rắc rải.
 
- Kiêng kỵ -
- Trung dược học: Phụ nữ có thai kỵ dùng. Có khuynh hướng xuất huyết dùng thận trọng.
- Thành phần hoá học -
Hồng hoa hàm chứa safflower yellow và carthamin. Carthamin qua thủy phân hydrochloric acid, được glucose và carthame.
Còn chứa 15α,20β -Dihydroxy-Δ4-pregnen-3-one. Ngòai ra còn chứa dầu béo gọi là dầu Hồng hoa, là lọai glyceride của hexadecanoic acid, stearic acid, eicosanoic acid, oleic acid, linoleic acid, linolenic acid v.v… (Trung dược đại từ điển).
- Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:
Trị bệnh nhiệt thai chết: Hồng hoa rượu nấu nước, uống 2, 3 chén.
(Phụ nhân lương phương bổ di)
+ Phương 2:
Trị nhau thai không xuống: Hồng hoa rượu nấu nước, uống 2, 3 chén.
(Sản nhũ tập nghiệm phương)
+ Phương 3:
Trị đàn bà 62 lọai phong cùng trong bụng khí huyết đau nhói: Hồng lam hoa 1 lượng, lấy rượu 1 thăng lớn, sắc nước còn nửa, uống liền 1 nửa, chưa hết uống nửa.
(Kim qủy yếu lược – Hồng lam hoa tửu)
+ Phương 4:
Trị tất cả các chứng sưng: Hồng lam hoa, vò kỹ giã lấy nước uống.
(Ngọai đài bí yếu phương)
+ Phương 5:
Trị hầu tý ủng tắc không thông: Hồng hoa giã vắt lấy nước 1 thăng nhỏ, uống vậy, lấy bệnh bớt làm độ. Nếu mùa đông không có hoa ướt, có thể ngâm khô vắt đặc lấy nước, cách uống như trên.
(Thượng Hải tập nghiệm phương)
+ Phương 6:
Trị viêm tai, hết năm này đến năm khác nước mủ không dứt, hôi thối: Hồng hoa 1 phân, Phèn chua 1 lượng (đốt tro). Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 1 chút ít, cho vào trong tai.
(Thánh huệ phương)
+ Phương 7:
Trị họai tử, thối rửa (do bộ phận cơ thể bị đè nén lâu): Hồng hoa lượng thích hợp, ngâm rượu thoa ngòai.
(Vân Nam Trung thảo dược)
+Phương 8: Phép thoa ngoài
-Thành phần: Hồng hoa 60g, Can khương 90g, Đương qui, Xích thược, Sinh địa, Trắc bá diệp mỗi vị 100g.
-Cách dùng: Các thuốc trên cắt nhỏ bỏ vào 3000ml Rượu 25% đóng kín, ngâm 10 ngày sau mới lấy ra dùng ngoài, mỗi ngày thoa vào chổ tóc rụng 3~4 lần.
-Chứng thích ứng: Rụng tóc

(Còn bổ sung và cập nhật tiếp)
Biên sọan và dịch thuật Lương Y Trần Hòang Bảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét